Thứ Tư, 03/06/2020 14:44

Phát triển hạ tầng thương mại: 'Cú hích' thu hút đầu tư tư nhân

Phát triển hạ tầng thương mại là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Hoàn thiện hạ tầng chợ truyền thốngTập trung nguồn lực phát triển kinh tế, thương mại khu vực biên giớiNỗ lực duy trì nhịp độ tăng trưởng trong năm 2021

Người dân mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị

Chính sách chưa “thuận”

Theo thống kê của Bộ Công Thương trong giai đoạn 2010-2021, số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh, từ 567 siêu thị, 95 trung tâm thương mại (năm 2010) lên 1.167 siêu thị và 254 trung tâm thương mại (năm 2021). Trong số đó, số lượng cửa hàng tiện lợi của các chuỗi những năm gần đây tăng lên nhanh chóng.

Tính đến nay, số lượng siêu thị đã tăng 89% so với năm 2005, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, theo hướng văn minh hiện đại. Điều này cho thấy, sự phát triển của các trung tâm thương mại, hệ thống chợ truyền thống đã được quy hoạch lại, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, nhất là các chợ nông thôn.

Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, mặc dù hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... tăng nhanh về số lượng nhưng thiếu đồng bộ và tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị; khung khổ pháp lý đã không còn theo kịp sự phát triển.

Là tỉnh miền núi, Lâm Đông thời gian gần đây đã và đang ngày một chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại. Năm 2022, tỉnh Lâm Đồng có thêm 1 trung tâm thương mại Plaza Đức Trọng hoàn thành đưa vào hoạt động; 08 cửa hàng tiện lợi Winmart+; 01 cửa hàng bách hoá xanh; 05 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Tính đến tháng 11 năm 2022, tỉnh đã có 3 trung tâm thương mại, 3 siêu thị tổng hợp, 83 chợ, 12 cửa hàng tiện lợi Winmart +, 44 cửa hàng bách hoá xanh, 342 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và hệ thống cửa hàng bách hoá phủ khắp khu dân cư trên địa bàn.

Hiện khoảng 35 % chợ và trung tâm thương mại của tỉnh Lâm Đồng có nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Nhìn chung, việc cơ sở hạ tầng thương mại được nâng cấp tạo hệ thống phân phối hàng hoá thuận tiện, cung ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn lực tư nhân để phát triển hạ tầng thương mại của tỉnh vẫn còn phải đối mặt với nhiều vướng mắc.

Theo ông Bùi Thế, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng, khó khăn chính trong việc thu hút đầu tư tư nhân hiện nay là quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng thương mại của tỉnh còn hạn chế. Mặc dù, tỉnh đã có quy hoạch về đất thương mại nhưng công tác giải phóng mặt bằng và đền bù vẫn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện mới chỉ có 3 siêu thị và 3 trung tâm thương mại, so với sự phát triển của một tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) nhận định rằng, để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển hạ tầng cơ sở nói riêng, trong đó có hạ tầng thương mại ở các vùng biên giới, vùng miền núi phải dựa vào khu vực tư nhân, phát huy thế mạnh của khu vực tư nhân.

Muốn làm được điều đó, chính sách đầu tư của Việt Nam phải tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thực sự hấp dẫn, có những ưu đãi doanh nghiệp mong muốn. Tuy nhiên, vấn đề này hiện làm chưa tốt. Ngoài ra, các nhà đầu tư chưa muốn đầu tư vào hạ tầng khu vực biên giới còn là do chính các địa phương vùng biên giới chưa thực sự chủ động trong thu hút, nhiều khi còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của Trung ương.

Cần vốn “mồi” để hút đầu tư tư nhân

Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương cho rằng, để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hạ tầng thương mại biên giới, từ đó làm tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương khu vực biên giới, thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm và bố trí nguồn ngân sách đầy đủ và kịp thời. Chính phủ cũng cần có chính sách khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư từ các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nước, trong đó có doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư và tạo ra những động lực, vốn “mồi”.

Nguồn vốn nhà nước không có nhiều nhưng phải tạo được “cú huých” để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng thương mại biên giới thông qua việc phân bổ lượng vốn nhất định, có những cam kết giải ngân đúng hạn, kịp thời. Bên cạnh đó, khi địa phương có đề xuất, Chính phủ cũng như các bộ, ngành cần nhanh chóng phối hợp tháo gỡ các vấn đề nhằm giúp địa phương tạo ra môi trường thu hút đầu tư thuận lợi.

Về các địa phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn Liễu Anh Minh cho hay, để thu hút huy động nguồn vốn xã hội hóa, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều chính sách thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Hiện nay, UBND tỉnh Lạng Sơn đang tham mưu trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ đầu tư tại tỉnh; trong đó, riêng đối với ngành công thương có tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn.

Đối với tỉnh Lâm Đồng, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư tư nhân cho một số dự án như trung tâm triển lãm, tổ chức hội chợ để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như hiện đại hóa hạ tầng thương mại của tỉnh.

"Sở Công Thương tỉnh cũng sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quy hoạch, giám sát quy hoạch đã được thông qua và kêu gọi vốn đầu tư từ một số doanh nghiệp lớn để hạ tầng thương mại của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại", ông Bùi Thế, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho hay.

Bên cạnh đó, Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương cho biết thêm, các địa phương cũng cần chủ động tạo ra môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn bên cạnh chính sách chung của Nhà nước để thu hút các nhà đầu tư. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chính sách đặc thù của mỗi địa phương.

Địa phương phải làm sao nhận dạng được những đặc điểm, ra được chính sách phù hợp với đặc điểm, trình độ của địa phương mình, thu hút vốn đầu tư của cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cũng như khối FDI. Chính sách đưa ra cần đảm bảo địa phương và nhà đầu tư đều được lợi.

Về phía doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tận dụng những ưu đãi mà Nhà nước tạo ra, tham gia vào triển khai thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để xây dựng hạ tầng thương mại ngày càng văn minh, hiện đại cho khu vực biên giới. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho các địa phương, cho đất nước nói chung mà chính bản thân các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi ích.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.