Chủ Nhật, 10/02/2019 06:30

Phòng dịch COVID-19 tại chợ: Chủ động ứng phó với các tình huống

Trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại các chợ theo đó cũng rất cao. Trước tình hình đó, ban quản lý các chợ đã có nhiều phương án phòng, chống dịch bệnh cũng như sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất.

Kiểm soát chặt chốt kiểm soát y tế Ga Huế và chợ truyền thốngSớm áp dụng phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất kinh doanhPhải đeo khẩu trang suốt thời gian bán hàng, làm việc tại chợ

Đội bảo vệ chợ đầu mối Phú Hậu hướng dẫn người dân khai báo y tế trước khi vào chợ

Sẵn sàng các phương án

Mỗi ngày chợ đầu mối Phú Hậu đón rất nhiều lượt người, xe từ các nơi khác nhau đưa nông sản, hàng hóa đến đây trước khi tỏa đi nơi khác. Vào khung giờ 0h – 6h sáng, chợ đầu mối Phú Hậu sôi động, rộn ràng với các chuyến xe vào ra với khoảng 500- 600 người, cao điểm có lúc lên đến 1.000 người.

Từ đầu tháng 5, Ban quản lý (BQL) chợ Phú Hậu đã áp dụng các biện pháp phòng dịch theo quy định của UBND tỉnh. Đặc biệt, với các phương tiện vận chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh khi đến khu chợ đều phải đăng ký trước, BQL theo sát bản đồ vùng dịch do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Thừa Thiên Huế cung cấp để kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, từ hộ khẩu thường trú của tài xế, phụ xe và lộ trình xe, từ đó có các phương án khác nhau cho từng trường hợp nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Với những chuyến xe vào chợ, tùy vào thời gian dừng mà BQL chợ có các cách xử lý khác nhau.

“Thời gian dừng dưới 60 phút thì tài xế được lựa chọn hai phương án: cách ly tại cabin xe hoặc cách ly tại phòng cách ly tạm thời của công ty. Còn nếu dừng lâu hơn 60 phút thì bắt buộc phải vào phòng cách ly tạm thời. Với tài xế chọn phương án cách ly tại cabin sẽ có lực lượng bảo vệ đến kiểm tra phù hiệu xe, nếu hợp lệ sẽ niêm phong cabin bằng tem chuyên dụng, tài xế ngồi trong không được mở cửa, không được kéo kính xe xuống trong thời gian đó”, ông Trần Hữu Lộc, Giám đốc điều hành Công ty CP kinh doanh Tân Phú Hậu cho biết.

Các phương án nhằm đối phó với trường hợp xuất hiện F0 cũng được BQL chợ Phú Hậu xây dựng và chuẩn bị kỹ càng. Khi xuất hiện F0, người cách ly, chợ phong tỏa, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, chợ Phú Hậu cung cấp hàng hóa, nhất là rau củ, cho Huế và Quảng Trị nên không thể bị đình trệ quá lâu. BQL chợ đã dùng phương án chỉ sử dụng một nửa nhân lực nhằm đề phòng khi dịch xuất hiện, toàn bộ tiểu thương và nhân viên khu chợ phải đi cách ly. Khi ấy công tác tiêu độc, khử trùng khu chợ sẽ được áp dụng ngay lập tức và một nửa nhân lực còn lại của BQL sẽ tiếp tục điều hành chợ hoạt động trở lại. Ông Lộc nói: “Ngay cả tôi là giám đốc nếu đi cách ly thì cũng đã chuẩn bị sẵn hai người để thay thế rồi”.

Không chỉ tại chợ đầu mối Phú Hậu, chợ Đông Ba cũng là khu vực mà các hoạt động buôn bán diễn ra thường xuyên với số lượng người rất đông. Bà Nguyễn Thị Thanh Trà, Trưởng BQL chợ chia sẻ, có lúc chợ Đông Ba tập trung hơn 3.000 người, nhưng hiện nay đã có dấu hiệu giảm đi nhiều do người dân lo sợ tình hình dịch bệnh phức tạp.

“BQL chợ Đông Ba cũng đã có nhiều biện pháp để phòng, chống dịch như đặt pano, áp phích về phòng dịch tại các khu vực chợ, tuyên truyền bằng xe phát thanh cũng như lắp đặt những máy sát khuẩn tự động tại mỗi cổng vào của chợ. BQL chợ còn tổ chức kiểm soát người dân ra, vào chợ bằng cách cho người dân quét mã QR và tiến hành khai báo y tế, cũng như có những phương án phối hợp với UBND phường, TP. Huế và tỉnh trong trường hợp xuất hiện F0”, bà Trà cho hay.

Các khu chợ khác như Trường An, An Cựu, BQL chợ đều có những khuyến nghị và nhắc nhở người dân thực hiện các phương án phòng dịch nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Những tồn tại

Đối với tiểu thương và khách hàng, BQL chợ Phú Hậu bắt buộc họ phải thực hiện đúng 3 trong khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đó là phải khai báo y tế, đeo khẩu trang và khử khuẩn trước khi vào chợ. “Chúng tôi bố trí nhân sự để kiểm tra, đo thân nhiệt, phát khẩu trang và nước rửa tay cho người dân tại 3 cổng của chợ. Tuy nhiên lượng người quá lớn trong khi nhân sự chợ có hạn, BQL chợ đã phải liên kết với công ty bảo vệ để thuê thêm người nhưng vào đỉnh điểm lúc số người lên đến 1.000 thì mọi chuyện khá khó khăn vì các bước đó đều làm thủ công. Mặc dù chợ có mã QR, nhưng quét mã thường chỉ có nhân viên chợ”, ông Lộc thông tin.

BQL chợ Đông Ba cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Buổi tối thường là thời gian nhập hàng của chợ Đông Ba, do đó BQL chợ đã phối hợp với phường thành lập chốt chặn trên đường Chương Dương. Xe muốn vào nhập hàng phải đăng ký từ trước và thực hiện cách ly trên xe đối với tài xế cũng như phụ xe để đảm bảo phòng dịch.

Bài, ảnh: PHƯỚC CHÂU - ĐĂNG TRÌNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Tài chính cá nhân vững vàng - Bước đi đầu cho một Việt Nam già hóa chủ động
Tài chính cá nhân vững vàng - Bước đi đầu cho một Việt Nam già hóa chủ động

Trước bối cảnh già hóa dân số không ngừng tăng nhanh tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn nghỉ hưu sớm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt, đặc biệt là khía cạnh tài chính và đảm bảo an ninh thu nhập để có được tuổi già độc lập như mong đợi.

Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân
Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã triển khai bơm tiêu đón nước và mở các cống lớn để giảm mực nước trên các sông bảo vệ lúa đông xuân.

Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng
Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

Nhiều hạng mục công trình thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA) đã triển khai thi công hoàn thiện ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, bền vững cho sự phát triển các đô thị và hỗ trợ năng lực cho cộng đồng chống chịu với biến đổi khí hậu.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.