Thứ Bảy, 16/02/2019 09:12

Phong Điền sẵn sàng ứng phó với bão lũ

Với quyết tâm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, huyện Phong Điền đã chủ động triển khai nhiều giải pháp và các phương án nhằm chủ động ứng phó trong mùa mưa bão sắp tới.

Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân trong mưa lũMưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều vùng ngập nặng

Thi công kè chống sạt lở bờ sông Bồ, đoạn qua thôn Bồ Điền (Phong An, Phong Điền)

Triển khai xây dựng nhiều công trình

Những ngày này, tại tuyến kè bờ sông Bồ, đoạn qua thôn Bồ Điền (Phong An, Phong Điền), các công nhân của Liên danh Công ty TNHH Xây dựng Thiên An Hải và Công ty TNHH MTV Cường Hương đang tập trung nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Tuyến bờ sông Bồ, đoạn qua thôn Bồ Điền thường xuyên sạt lở vào mùa mưa lũ, trong đó năm 2020 bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến 32 hộ dân với 140 nhân khẩu sinh sống nơi đây. Nhằm khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra và đảm bảo an toàn tính mạng, nhà cửa cho các hộ dân, năm 2021, từ ngân sách khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020, với kinh phí hơn 6 tỷ đồng đã đầu tư xây dựng công trình xử lý khẩn cấp sạt lở kè sông Bồ đoạn qua thôn Bồ Điền với tổng chiều dài 341m. Hiện nay, gần 230m chiều dài đã hoàn thành, đoạn còn lại đã thi công xong phần đáy, khung đổ đá, giằng và đang tiến hành lát đá.

Ông Nguyễn Đăng Thông, Đội trưởng Đội thi công công trình kè chống sạt lở sông Bồ cho biết, công trình trên được khởi công xây dựng từ đầu tháng 6/2021 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 8/2021. Đến thời điểm hiện tại, công trình trên đã hoàn thành 80% khối lượng công việc. Hiện nay, đơn vị thi công huy động khoảng 20 người với 8 xe múc, 3 phà, 8 xe tải chở vật liệu xây dựng để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trước mùa mưa bão.

Cùng với tuyến kè này, 3 công trình khắc phục hậu quả thiên tai khác bị hư hỏng trong mùa mưa bão 2020, đó là công trình xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông Ô Lâu các đoạn qua làng Phước Tích và Khu tái định cư Bàu Tràn, xã Phong Hòa; sửa chữa khắc phục Trường THPT Phong Điền và xây dựng mới 4 phòng chức năng Trường THCS Phong Bình với kinh phí hơn 8 tỷ đồng cũng đang được Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phong Điền đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thi công, tập trung đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Theo ông Nguyễn Như Phúc, tư vấn, giám sát Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng khu vực huyện Phong Điền, các công trình triển khai xây dựng đều đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra. Riêng 2 công trình bờ kè ở sông Bồ và Ô Lâu hoàn thành sẽ đảm bảo an toàn cho khoảng 70 hộ dân sống dọc sông và đảm bảo đất đai, tài sản của Nhân dân dọc bờ sông Bồ, Ô Lâu. Những công trình trường học được sửa chữa, xây dựng mới sẽ góp phần phòng, chống bão lũ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của thầy, trò trong năm học mới.

Sẵn sàng phương án “4 tại chỗ”

Ông Đoàn Văn Quốc và Trần Công Phước, Chủ tịch UBND xã Phong Hòa và UBND xã Phong An cho biết, đến nay, các xã đã lên phương án, kế hoạch phòng, chống bão lũ với phương châm “4 tại chỗ”. Tuy đã xây dựng một số tuyến kè chống sạt lở dọc sông Ô Lâu, sông Bồ, nhưng tình trạng sạt lở tại một số điểm dọc sông vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. Các xã đang tiếp tục kêu gọi đầu tư những đoạn thường xảy ra sạt lở; đồng thời chủ động các phương án di dời dân vùng sạt lở, vùng thấp trũng đến nơi tránh trú an toàn.

16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền đều đã xây dựng phương án và kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo nội dung và sát với thực tế của địa phương và đơn vị, triển khai các phương án di dời, sơ tán người dân những vùng có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập sâu; chủ động chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ”...

Ông Hồ Đôn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền khẳng định: Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với mọi tình huống thiên tai, việc vận dụng và xử lý “4 tại chỗ” trong phòng, chống bão lũ đã tốt hơn rất nhiều; trong đó tính tự quản, tự chủ của người dân thực hiện khá tốt.

Bài, ảnh: Hải Huế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.