Chủ Nhật, 24/03/2019 06:16

Sẵn sàng ứng phó với thiên tai

Điện và hạ tầng lưới điện rất quan trọng để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành phòng, chống thiên tai, phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt. Trong đó, đảm bảo hành lang an toàn lưới điện là nhiệm vụ quan trọng mà Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế ưu tiên hàng đầu trước mỗi mùa mưa bão nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục.

Động viên cán bộ, nhân viên trực vận hành lưới điệnĐảm bảo cấp điện mùa nắng nóngPhát quang, chặt tỉa, giảm tán cây ảnh hưởng đến lưới điện

Điện lực Phong Điền phát quang hành lang tuyến, đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, cung cấp điện an toàn và ổn định trong mùa mua bão

Phát quang, bảo trì lưới điện

Là đơn vị quản lý hệ thống lưới điện tại 10 xã, thị trấn với hơn 22 ngàn khách hàng, để đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục và an toàn, đặc biệt trong mùa mưa bão, Điện lực Phong Điền đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống thiên tai, tăng cường công tác kiểm tra nguồn, lưới điện, các vị trí xung yếu và lập kế hoạch, phương án khắc phục, xử lý đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.

Theo Giám đốc Điện lực Phong Điền, ông Trần Văn Tiếng, đến thời điểm này, đơn vị đã hoàn tất việc phát quang hành lang tuyến, bảo trì lưới điện tại các khu vực quan trọng trên địa bàn, như xuất tuyến 477 - nơi cấp điện cho các cơ quan, đơn vị sản xuất và Nhà máy nước sạch Phong Thu; xuất tuyến 473 - nơi cấp điện cho Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đang thực hiện khám, chữa bệnh, điều trị các bệnh nhân COVID-19; xuất tuyến 471 cấp điện cho 3 địa phương vùng thấp trũng gồm Phong Hoà, Phong Bình và Phong Chương. Ngoài ra, đơn vị tập trung nhân lực thực hiện bảo trì, kiểm tra lưới điện và phát quang hành lang tuyến toàn huyện nhằm đảm bảo an toàn khi mưa bão đến, hạn chế thấp nhất những thiệt hại cũng như mất điện ảnh hưởng đến công tác điều hành, sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.

Theo đó, đơn vị huy động nhân lực, thiết bị, phương tiện triển khai phát quang hành lang tuyến, kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện, gia cố móng, tăng cường, bổ sung dây néo, chống sạt lở... Cùng với công tác phòng, chống thiên tai, Điện lực Phong Điền chuẩn bị sẵn trang thiết bị vật tư, nhân lực sẵn sàng ứng trực 24/24h để xử lý và khắc phục các sự cố khi mưa bão đến nhằm sớm cấp điện cho khách hàng. 

Cùng với Điện lực Phong Điền, từ đầu tháng 8/2021 đến nay, các đơn vị điện lực trên địa bàn tỉnh thường xuyên ra quân, triển khai các phương án phòng, chống thiên tai, tăng cường công tác kiểm tra nguồn, lưới điện, các vị trí xung yếu và lập kế hoạch, phương án khắc phục, xử lý đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.

Đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục

Nhằm cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng sử dụng điện và hạn chế thấp nhất những thiệt hại về lưới điện trong mùa mưa bão, Công ty Ðiện lực Thừa Thiên Huế đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, Trung tâm Công viên Cây xanh Huế, phòng kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã để thực hiện việc phát quang, chặt tỉa, giảm tán cây trong khu vực thành phố, nội thị ảnh hưởng đến lưới điện, đồng thời chủ động liên hệ trực tiếp với chủ cây, chủ rừng để vận động, thương thảo trong công tác hỗ trợ đền bù để phát quang hoặc tỉa những cây, cành có khả năng gây sự cố.

Theo Phó Giám đốc công ty Điện lực tỉnh, ông Nguyễn Đại Phúc, để đảm bảo an toàn cho các công trình và hệ thống điện, công ty yêu cầu các đơn vị thi công khẩn trương thi công đẩy nhanh tiến độ các công trình cải tạo lưới điện, khắc phục kịp thời các tồn tại, đồng thời phối hợp với các đơn vị chủ quản các hồ, đập và nhà máy thủy điện (NMTĐ) trên địa bàn quản lý tiến hành kiểm tra kỹ thuật lưới điện, phát quang chặt tỉa các cây trong và ngoài hành lang để đảm bảo cấp điện ổn định tuyến đường dây cấp điện cho các hồ, đập và NMTĐ trong mùa mưa bão; kiểm tra, rà soát và chuẩn bị vật tư thiết bị dự phòng phục vụ công tác ứng cứu và xử lý sự cố lưới điện ảnh hưởng do thiên tai.

Trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, công ty đã triển khai kịp thời đầy đủ các nội dung của phương án PCTT&TKCN của đơn vị đã được duyệt, sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn PCTT&TKCN trong điều kiện dịch bệnh: “4 tại chỗ +5K+vắc-xin”, kiểm tra, rà soát và chuẩn bị vật tư thiết bị dự phòng phục vụ công tác ứng cứu và xử lý sự cố lưới điện ảnh hưởng do thiên tai.

Theo lãnh đạo công ty, để vận hành lưới điện an toàn trong mùa mưa bão, công ty theo dõi thường xuyên các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai; cập nhật đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về PCTT&TKCN lên trang Web của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; phối hợp với địa phương trên địa bàn quản lý nhằm chủ động ứng phó đảm bảo an toàn, hiệu quả trong công tác vận hành. Công ty cũng tăng cường thực hiện tuyên truyền về an toàn điện đến người dân để người dân biết, cùng phối hợp thực hiện và thấu hiểu, chia sẻ với ngành điện.

Bài, ảnh: Thanh Hương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng
Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

Nhiều hạng mục công trình thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA) đã triển khai thi công hoàn thiện ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, bền vững cho sự phát triển các đô thị và hỗ trợ năng lực cho cộng đồng chống chịu với biến đổi khí hậu.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường
Ngành dệt may ứng phó bất ổn thị trường

Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 44 tỷ USD trong năm 2022, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trái ngược, bất định của thị trường. Trong sáu tháng đầu năm, doanh nghiệp thắng lớn với đơn hàng dồi dào và rồi tình thế đổi chiều những tháng cuối năm đã đánh bay lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự linh hoạt ứng phó đã giúp doanh nghiệp vượt khó và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu.