Thứ Hai, 30/03/2020 17:07

Sở Công thương với quá trình chuyển đổi số

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hoàn thiện chính quyền điện tử (CQĐT) là nền tảng để thực hiện quá trình chuyển đổi số (CĐS) hiệu quả của ngành Công thương. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu chung về CĐS của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Hỗ trợ kết nối, tiêu thụ cam Nam Đông

Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thông tin trên Cổng Sản phẩm Huế trong phát triển thương mại điện tử

Theo lãnh đạo Sở Công thương, thời gian qua, đơn vị đã chú trọng phát triển CĐS trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm: hoàn thiện CQĐT, hướng đến xây dựng chính quyền số (CQS), phát triển nền tảng CĐS, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số và nguồn nhân lực để phục vụ CĐS hiệu quả.

Trong hoạt động hoàn thiện CQĐT, hướng đến xây dựng CQS, Sở đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang, thiết bị đáp ứng nhu cầu xử lý công việc nhanh, hiệu quả; bảo đảm an toàn dữ liệu, an toàn bảo mật thông tin; xây dựng môi trường chính sách đáp ứng điều kiện sẵn sàng CQĐT cấp tỉnh, hướng trọng tâm vào CĐS trong toàn ngành Công thương, góp phần xây dựng ngành Công thương Thừa Thiên Huế hiện đại, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Quá trình ứng dụng CNTT, phát triển CĐS, ngoài triển khai hiệu quả 100% các phần mềm nội bộ và dùng chung của tỉnh, hộp thư công vụ; số hóa văn bản đến; phần mềm xử lý dịch vụ công có chữ ký số..., điểm nổi bật của đơn vị là đã triển khai ứng dụng các phần mềm chuyên ngành, tiêu biểu như phần mềm vật liệu nổ công nghiệp.

Qua triển khai, phần mềm đã hỗ trợ một cách có hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, có thể báo cáo trực tuyến định kỳ, đột xuất; cập nhật, lưu trữ cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp... Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, thông qua phần mềm có thể theo dõi, giám sát thường xuyên việc sử dụng vật liệu nổ thông qua hộ chiếu nổ mìn, thời hạn giấy phép sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ, thời hạn kiểm định…

“Về dịch vụ công trực tuyến, đơn vị hiện có 130 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, trong đó có 62 thủ tục triển khai mức độ 3 và 44 thủ tục đạt mức độ 4. Tất cả các thủ tục đều được công khai đầy đủ, minh bạch trên Cổng thông tin thủ tục hành chính tỉnh và liên kết với website Sở”, lãnh đạo Sở Công thương cho biết. 

Liên quan đến triển khai CĐS trong lĩnh vực năng lượng với mục tiêu tiết kiệm năng lượng và phát triển các phương án khai thác năng lượng tái tạo trong một đô thị thông minh, Sở Công thương đã phối hợp với đơn vị chuyên ngành xây dựng Cổng thông tin điện tử về lĩnh vực quản lý năng lượng, dự kiến hoạt động vào đầu tháng 10 tới.

“Mục đích của Cổng thông tin điện tử về lĩnh vực năng lượng là trở thành điểm truy cập độc lập và duy nhất của Sở Công thương Thừa Thiên Huế về lĩnh vực năng lượng. Qua đó, trở thành kênh thông tin chính thống nhanh chóng, hiệu quả, cho phép các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh thực hiện báo cáo trực tuyến theo quy định của Sở Công thương và Bộ Công thương, giúp tiết kiệm được thời gian, công sức. Ở chiều ngược lại, Sở Công thương dễ dàng nắm bắt được tình hình sử dụng năng lượng trên địa bàn tỉnh và truyền đạt nhanh chóng các thông điệp về chủ trương, chính sách năng lượng của Nhà nước”, lãnh đạo Sở Công thương thông tin.

Triển khai ứng dụng CNTT và CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở Công thương đặt ra mục tiêu: 100% văn bản ban hành có chữ ký số, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã và liên thông với Quốc gia trong các hoạt động quản lý Nhà nước có liên quan (ngoại trừ các văn bản mật theo quy định); trên 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở; 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân liên quan đến ngành Công thương được xử lý đảm bảo hài lòng, đúng điều kiện; trên 90% doanh nghiệp ứng dụng thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; ứng dụng CNTT vào hoạt động của các trung tâm logistics.

Bên cạnh đó, hỗ trợ vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình giao dịch trực tuyến về thủ tục hành chính; chuyển đổi nhận thức, quan điểm thực hiện phương châm “4 không 1 có” đồng bộ từ cấp lãnh đạo đến chuyên viên; xác định vai trò quan trọng của lãnh đạo Sở trong quá trình triển khai CĐS thành công của Sở; phối hợp triển khai quá trình CĐS trong lĩnh vực năng lượng với mục tiêu tiết kiệm năng lượng và phát triển các phương án khai thác năng lượng tái tạo trong một đô thị thông minh…

Bài, ảnh: Đăng Thi

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam
Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam

Là đại diện duy nhất tại Việt Nam tham gia đồng trưởng điều hành dự án “DIGI: ĐỔI” - Liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, ngày 14/2, Trường ĐH Phú Xuân phối hợp cùng Trường ĐH Liverpool John Moores và Hội đồng Anh British Council (đơn vị tài trợ) tổ chức chương trình khởi động dự án, với sự tham gia của hơn 60 trường ĐH, cao đẳng và THPT trên toàn quốc.

Chuyển đổi số Tư duy, hành động mới
Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.