Thứ Bảy, 06/07/2019 15:14

Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

Ngày 6/1, UBND tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), quốc phòng-an ninh (QP-AN) năm 2022. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, bảo đảm an sinh xã hộiPhát triển theo hướng tăng trưởng xanh, đưa Thừa Thiên Huế lên tầm cao mớiBảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dânPhát triển nguồn nhân lực cho thành phố trực thuộc Trung ương - kỳ 1: Tư duy thích làm “thầy” hơn làm “thợ”Năm 2022 phục hồi tăng trưởng và đẩy mạnh phát triển kinh tếLinh hoạt từng bước phục hồi, phát triển kinh tếXác định thời cơ, động lực mới cho tăng trưởngĐánh giá khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch, phát triển KT-XH

Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP 6,5 - 7,5%

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn phương triển khai kế hoạch phát triển KT- XH năm 2022

Năm 2022, tỉnh tập trung thực hiện mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bao phủ vắc xin nhằm bảo vệ tối đa sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Đẩy mạnh các giải pháp phục hồi và phát triển KT-XH, triển khai nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh, tiến tới xây dựng nền kinh tế số. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất; hạ tầng phát triển du lịch, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng… nhằm phát triển bền vững KT-XH.

Đồng thời, chú trọng phát triển văn hoá, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục phát triển sản xuất. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Một số chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng GRDP 6,5 - 7,5%; GRDP bình quân đầu người 2.350- 2.400 USD; năng suất lao động xã hội tăng 6-8%; cơ cấu kinh tế: dịch vụ 46 - 47%, công nghiệp-xây dựng 34-35%, nông nghiệp 10,5-11%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8,5-9%; vốn đầu tư toàn xã hội 28.000-  28.500 tỷ đồng, tăng 10-12%; thu  hút  30-35  dự  án  với  tổng  vốn  đăng  ký  khoảng  15.000 -  20.000  tỷ đồng, tổng vốn thực hiện khoảng 14.000 tỷ đồng; số doanh nghiệp thành lập mới  khoảng 700 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt hơn 5.700 tỷ đồng; hoàn thành  dự  toán thu  ngân sách 6.861 tỷ đồng, phấn đấu tăng trên 12% so với thực hiện năm 2021; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2022 đạt 42.600 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2021; Kim ngạch xuất khẩu: 1.130 triệu USD, tăng 10 - 12% so với năm 2021…

Tạo chuyển biến mạnh các đột phá chiến lược

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu chỉ đạo hội nghị 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, nhiệm vụ năm 2022 có nhiều khó khăn, thách thức đan xen, do vậy các cấp, các ngành cần tập trung ưu tiên thực hiện Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 đã được ban hành để sớm thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các cấp, các ngành ngay từ đầu năm 2022. Trong đó, đề cao ý thức người dân với các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và các biện pháp về hành chính. Thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức của Nhân dân + các biện pháp khác”, với 3 trụ cột chính về xét nghiệm, cách ly và điều trị.

Về phục hồi và phát triển kinh tế, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo, tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững; tạo chuyển biến mạnh hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Quyết liệt trong giải ngân vốn đầu tư công; giải phóng mặt bằng. Đẩy mạnh thu hút đầu tư. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 38 của Quốc hội về áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển Thừa Thiên Huế xứng tầm.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng chính quyền các địa phương trong sạch, liêm chính, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hoá, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện một cách nghiêm túc, ráo riết, có kết quả cụ thể về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trao tặng Cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị có thành tích xuất sắc năm 2021 

Sau khi lắng nghe phát biểu chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, tập thể UBND tỉnh, từng thành viên UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương sẽ lĩnh hội đầy đủ, quán triệt sâu sắc và triển khai nghiêm túc, hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy bằng những chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, hành động thiết thực, cụ thể.

“Chúng ta không được chủ quan, thỏa mãn mà phải khắc phục ngay, hiệu quả những tồn tại, hạn chế, yếu kém; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hành động quyết liệt, hiệu quả; quyết tâm xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, toàn diện, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Phấn đấu năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh; kinh tế phục hồi và phát triển; xã hội trật tự và kỷ cương; chính trị được ổn định; nhân dân có cuộc sống bình an và hạnh phúc”- Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục dẫn đầu xếp loại cải cách hành chính năm 2021

Đây là năm thứ 4 liên tiếp Văn phòng UBND tỉnh dẫn đầu xếp loại công tác cải cách hành chính. Trước đó trong 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019, Văn phòng UBND tỉnh cũng xếp ở vị trí cao nhất này.

Nằm trong tốp đầu, xếp sau Văn phòng UBND tỉnh lần lượt là các đơn vị Sở Tư pháp (87,187 điểm), Sở Công Thương (85,804 điểm), Sở Y tế (85,584 điểm), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (85,234 điểm).

Đối với khối UBND cấp huyện, thị xã Hương Trà  dẫn đầu với 87,170 điểm, xếp loại tốt. Tiếp theo lần lượt là UBND TP. Huế với 84,186, UBND huyện Nam Đông với 83,847 điểm, UBND huyện A Lưới đạt 83,524 điểm. 

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023
Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023

Ngày 24/2, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo giai đoạn 2021-2022, ký kế hoạch phối hợp năm 2023. Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Hải quân; Chuẩn Đô đốc Mai Trọng Định, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy và Đại tá Nguyễn Thiên Quân, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Vùng 3 cùng hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, đại biểu về dự hội nghị.

Phải đạt ít nhất 95 kế hoạch
Phải đạt ít nhất 95% kế hoạch

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh...