Thứ Ba, 30/04/2019 08:03

Thay đổi cơ cấu thị trường lao động trước 2 đợt ‘sóng’ lớn

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và dịch COVID-19 đang tác động lớn và thay đổi cơ cấu thị trường lao động Việt Nam với những kỹ năng nghề mới, nâng cao hơn.

Hiện đại hóa công nghệ, cơ hội cho doanh nghiệpNguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đến sự phát triểnTập trung nâng cao nguồn nhân lực chất lượng và an sinh xã hội

Đại dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động lớn đến cơ cấu thị trường lao động.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết: Việt Nam hướng tới một nền kinh tế số ngày càng mở rộng đòi hỏi phải đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của mọi người, kể cả nhóm yếu thế. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế số.

Qua thống kê, 9 tháng đầu 2021, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện tương đối thấp, chỉ đạt 26,1%. Cùng với đó, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, trong đó doanh nghiệp và người lao động đều đang bị tác động nặng nề do đợt dịch lần thứ 4 kéo dài.

Bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện LIGHT - Chủ tịch mạng lưới Mnet, cho biết: Khảo sát từ các nhóm lao động cho thấy dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là 2 "đợt sóng" lớn tác động đến đời sống người lao động và làm thay đổi cơ cấu tuyển dụng lao động với những kỹ năng nghề khác nhau. Trong đó, nhóm người di cư, khu vực phi chính thức sẽ bị "va đập" sẽ bị tác động nặng nề, có nguy cơ bị tụt lại phía sau.

Khảo sát khoảng 400 doanh nghiệp để chuẩn bị cho diễn đàn đa phương MSF 2021 mới đây, ông Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (thuộc VCCI), cho biết: Qua nghiên cứu cho thấy, có tới hơn 40% doanh nghiệp được khảo sát chưa có chuẩn bị gì về lực lượng lao động cho công nghiệp 4.0; có 39% doanh nghiệp mới chỉ dừng ở "đang xây dựng kế hoạch" và chưa biết nên bắt đầu từ đâu để mang lại hiệu quả trước việc thay đổi nhân lực dưới áp lực ngày càng lớn của 2 đợt “sóng” từ dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Do đó, ông Lương Minh Huân cho biết, một số doanh nghiệp tự thích ứng bằng cách tự đào tạo. Thống kê qua khảo sát cho thấy, có đến 3/4 doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo, 1/5 doanh nghiệp đào tạo lao động thông qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bên ngoài. Điều này có thể thấy thông qua báo cáo của chính Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp công bố vừa qua cho thấy, dù Nghị quyết 68 có quy định về hỗ trợ đào tạo lại, nâng cao kỹ năng nghề do tác động của dịch COVID-19 nhưng đến nay mới chỉ có hơn 20 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình này.

Đồng quan điểm, ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), cho biết: Xu hướng cách mạng mạng công nghiệp 4.0 với thay đổi về số hóa, cộng hưởng với đại dịch COVID-19 đang "tạo ra kịch bản gián đoạn kép của thị trường lao động", kéo theo đó là thay đổi về cơ cấu thị trường lao động; yêu cầu mới về kỹ năng với người lao động.

Còn tại Việt Nam, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực lao động phi chính thức lớn; thâm dụng lao động cao. "Thách thức với thị trường lao động, người lao động là rất lớn nếu không có sự chủ động, chuẩn bị sẵn sàng bằng những chương trình, đề án phát triển nhân lực có kỹ năng trong thời gian tới thì Việt Nam sẽ phải đối diện với những khó khăn vô cùng lớn của cách mạng công nghiệp 4.0 và phục hồi kinh tế sau đại dịch", ông Trương Anh Dũng cho biết.

Để người lao động tự tin bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Trương Anh Dũng, cho rằng: Cần có cơ chế phối hợp giữa các bên, từ Nhà nước đến các tổ chức hiệp hội, người sử dụng lao động trong đó Nhà nước giữ vai trò nhạc trưởng. Về thể chế, Bộ luật Lao động 2019 đã có chương quy định về phát triển giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề trong đó quy định rõ quyền và trách nhiệm giữa các bên liên quan. Đặc biệt. luật đưa ra hình thức đào tạo tại doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cùng nhà trường phối hợp đào tạo theo đơn đặt hàng... Qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đồng thời, ông Trương Anh Dũng cho rằng, cần tổ chức đào tạo trực tuyến với quy mô lớn các kiến thức nền tảng như kỹ năng số, ngoại ngữ, kỹ năng mềm… để đáp ứng được yêu cầu. Cùng với đó, muốn doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động thì tài liệu đào tạo, cơ chế phối hợp giữa các bên cần sớm ban hành.

Để thích ứng với sự biến động lớn của thị trường lao động, ông Lương Minh Huân cũng khuyến nghị, cần nhanh chóng xây dựng khung tiêu chuẩn kỹ năng nghề đáp ứng công nghiệp 4.0; Xác định những ngành chiến lược ưu tiên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để có kế hoạch đầu tư, đào tạo nghề gắn liền với việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Đồng thời, các tổ chức xã hội cũng tham gia vào quá trình đào tạo lao động, lấp những khoảng trống về đào tạo nghề cho người lao động khu vực phi chính thức, lao động tự do, lao động yếu thế, lao động di cư…; tập trung nâng cao nhận thức, kỹ năng xã hội và hành vi mà các cơ sở đào tạo chính quy, doanh nghiệp chưa đào tạo cho người lao động.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.