Thứ Năm, 12/07/2018 14:00

Thúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Trong phần mở đầu về video giới thiệu phố Tạ Hiện (Hà Nội), CNN Travel miêu tả: “Khi mặt trời lặn ở Hà Nội cũng là lúc Tạ Hiện lên đèn. Nếu bạn muốn thực sự hòa mình vào nhịp sống của thành phố này, đặc biệt là văn hóa của người dân, hãy đi bộ vào các con phố nhỏ, ngồi ghế đẩu và gọi một cốc bia”. Lời giới thiệu nghe qua dễ hình dung và thấy nó có điểm gì đó rất quen cho một vài tuyến phố ở Huế.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ đêm

Khách du lịch trải nghiệm vui chơi ở  phố Tây

Đêm xuống, vào những lúc trời đẹp bạn có thể tụ tập dưới một góc trên đường Trương Định, gọi một dĩa gân kiệu, vài chai bia, bắt một vài chiếc ghế nhựa rồi ngồi nhâm nhi, nói chuyện.

Những phong cách này rất dễ bắt gặp nhiều tuyến đường khác ở thành phố Huế. Tuy nhiên, do sự manh mún, lạc lõng khiến chúng không liên kết để tạo ra được một tuyến ẩm thực đặc trưng.

Nếu bạn đã ở Huế hoặc từng đến thành phố này sẽ rất dễ nhận thấy những quán cafe cóc kiểu “lấy ghế làm bàn”.

Tuyến Trương Định tôi nói ở trên đang hoạt động theo hình thức này. Nó linh động, tạo không gian mở và đưa cho du khách một trải nghiệm khác lạ: Văn hóa ẩm thực vỉa hè.

Đêm xuống, dưới ánh đèn trong một bầu không khí trong lành, bạn sẽ được tận hưởng một cái gì đó rất thú vị khi ngồi vỉa hè, thử một vài món ăn cay cay của Huế, và uống bia.

Đôi khi chúng ta cứ đầu tư vào một chuỗi dịch vụ sang trọng nào khác mà không để ý tới những thứ có vẻ giản đơn này. Nhiều người bạn đến Huế, tôi để họ lựa chọn việc ngồi vỉa hè hay quán khang trang. Đa phần nhiều người đều thích kiểu vỉa hè. Ngồi ngắm phố xá, ngắm dòng người qua lại. Đôi lúc mắt dõi theo khi có chiếc xích lô, gánh hàng rong đi ngang.

Có lần tôi nhắn tin hỏi quanh việc tìm không gian mới cho bạn ngồi chơi. Một người giới thiệu ra quán cạnh cầu Gia Hội, dọc đường Bạch Đằng.

Thực ra quán này tôi biết từ lâu. Với không khí se lạnh của Huế, bạn đặt một chiếc bàn dọc vỉa hè bên con sông Đông Ba. Góc này cho bạn ngắm được cả chợ Đông Ba, phố Trần Hưng Đạo, bên kia đường Huỳnh Thúc Kháng. Nhưng tiếc rằng quán này đã đóng cửa. Trong kế hoạch mở các tuyến phố đêm, đường này sẽ nằm trong quy hoạch. Viễn cảnh trên bến dưới sông sẽ tạo sự sinh động cho tuyến phố này.

Kinh tế ban đêm (Night-time economy) bắt đầu thu hút sự quan tâm của các thành phố trên thế giới từ ba năm nay. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo cho các bộ, các tỉnh thành nghiên cứu phát triển loại hình này.

Nhiều tuyến phố đi bộ sẽ được hình thành ở Huế trong năm 2021. Các tuyến này theo như đề án của chính quyền thành phố sẽ liên kết với nhau. Từ phố Tây ra đến phố Nguyễn Đình Chiểu, Đông Ba, Bạch Đằng và quanh Đại nội Huế...

Một không gian đi bộ quanh Đại nội Huế về đêm, hay đi qua các khu di tích sẽ tạo ra “tour dạo quanh di sản về đêm” là một trải nghiệm hấp dẫn được du khách.

Nhưng, để “kinh tế đêm” hoạt động được bài bản buộc chúng ta phải có những phương án tốt. Sự thành công cho một nền kinh tế đêm không đơn thuần chỉ là tạo ra một không gian, khu phố hoạt động sôi nổi khi mặt trời lặn.

Để thúc đẩy kinh tế đêm, London (Anh) đã có hàng loạt chính sách. Thị trưởng London bổ nhiệm cả chức vụ “Night Czar” (Nữ hoàng về đêm) nhằm tăng cường dịch vụ và hoạt động về đêm. “Thị trưởng đêm”, “Nữ hoàng đêm”... hay bất kỳ cái tên tương tự nào khác phụ trách hoạt động “kinh tế về đêm”.

Đưa ra những thông tin trên để thấy được muốn phát triển tốt, bền vững “kinh tế đêm” buộc phải có những hạ tầng tốt. Ở đây chúng ta không nhất thiết có mô hình quản lý như London nhưng vấn đề an ninh trật tự, các cơ chế khuyến khích người dân tham gia vào chuỗi hoạt động này phải thực sự bền vững và được xem xét một cách nghiêm túc. Chúng ta không thể cứ phát động làm “kinh tế đêm” đặt ra một vài chiếc bàn, ghế đặt lên đó vài dĩa thức ăn rồi mời khách đến.

“Kinh tế đêm” chưa có khái niệm cụ thể nhưng nó được hiểu rằng “là các hoạt động diễn ra khi mặt trời lặn”. Các hoạt động này kéo dài từ 18 giờ chiều hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau.

Huế sẽ thức cùng du khách, là một hoạt động kinh tế đêm. Nhưng, thức như thế nào? Những mốc thời gian thức cùng khách phải có các cơ chế hoạt động khác nhau. Chúng ta không thể áp dụng mốc thời gian lúc 19 giờ và 23 giờ như nhau được. Vẫn phải có một bộ phận sáng hôm sau đi làm, họ có bị ảnh hưởng không? Những người dân không tham gia vào chuỗi hoạt động “kinh tế đêm” có bị ảnh hưởng?...

Để “kinh tế đêm” hoạt động được trơn tru buộc chúng ta phải đặt ra liên tiếp các câu hỏi và trả lời bằng được. Chỉ như thế khi vận hành mọi thứ sẽ không bị phản ứng.

Một năm với nhiều “biến cố” đã làm ngành du lịch Huế rơi vào khó khăn. Việc xây dựng một thiết chế nhằm đẩy mạnh du lịch Huế về đêm là cần thiết. Huế đã nghĩ ra nhiều hoạt động về đêm nhưng rồi chưa có một sự thành công thật sự.

“Kinh tế đêm” sẽ sớm đưa du lịch Huế phát triển”, đó là mục tiêu mà chính quyền thành phố này hướng đến.

Bài, ảnh: Nguyễn Đắc Thành

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo
Nhân rộng và phát triển các mô hình sinh kế giảm nghèo

Kết quả đạt được trong thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo và giảm nghèo bền vững của tỉnh trong thời gian qua phải kể đến những mô hình phát triển sinh kế đưa về các địa phương, hộ dân một cách kịp thời và thiết thực.

Chuyển đổi số Tư duy, hành động mới
Chuyển đổi số: Tư duy, hành động mới

Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN), địa phương đang có nhiều chuyển biến hiệu quả, thích ứng với tình hình thực tế.