Chủ Nhật, 10/09/2017 10:21

Thường xuyên duy trì tối thiểu 5% mức dự trữ thóc gạo

Các thương nhân thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Ồ ạt mua hàng nhu yếu phẩm vì sợ ảnh hưởng dịch bệnh COVID -19Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữHơn 43 tấn gạo hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khănDự trữ 200 tấn gạo, mỳ ăn liền cho mùa bão lũ 2018

Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm 2020, tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh và khó lường. Bên cạnh tình hình phức tạp của các yếu tố khách quan, diễn biến thương mại gạo toàn cầu tiếp tục có phát sinh tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Các nước sản xuất (cả nước xuất khẩu và nhập khẩu) đều nỗ lực gia tăng sản lượng; nhu cầu nhập khẩu thấp từ một số thị trường truyền thống của Việt Nam gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia cũng như Philippines tăng cường kiểm soát nhập khẩu thông qua việc thông báo tiến hành thực hiện “Đánh giá lại Hệ thống quản lý An toàn Thực phẩm đối với gạo xay xát nhập khẩu vào Philiipines” đã và đang gây áp lực không nhỏ lên hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh minh họa: KT

Trước tình hình đó, để đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, ngày 8/3, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã ban hành công văn hỏa tốc số 225/XNK-NS đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nghiêm túc thực hiện các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về dự trữ lưu thông và bình ổn giá thóc, gạo hàng hóa trong nước.

Theo đó, thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó; đồng thời có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, để thực hiện mục tiêu xuất khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Cục Xuất nhập khẩu cũng đã đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tăng cường khuyến nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn.

Hội viên Hiệp hội tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao ý thức trong sản xuất, chế biến và kinh doanh nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hạt gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, thương hiệu doanh nghiệp; Thường xuyên theo dõi sát giá thóc, gạo trên địa bàn, nhất là thời điểm thu hoạch rộ vụ Đông Xuân 2019 - 2020, kịp thời báo cáo Cục Xuất nhập khẩu khi thị trường có biến động.

Phối hợp với Sở NN&PTNT địa phương hướng dẫn các thương nhân, hợp tác xã, người nông dân thực hiện quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng đối với gạo xuất khẩu, tạo thuận lợi cho công tác chuyển hướng thị trường một cách hiệu quả, kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thiếu cơ sở vật chất trong chương trình giáo dục thường xuyên
Thiếu cơ sở vật chất trong chương trình giáo dục thường xuyên

Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT) được thực hiện đối với lớp 10. Tuy nhiên, các địa phương gặp khó khăn khi thiếu cơ sở vật chất, trang, thiết bị để đổi mới chương trình dạy học.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 6,5 - 7,5
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 6,5% - 7,5%

Tại phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 1/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chỉ đạo, mặc dù các chỉ số tăng so với cùng kỳ, song thời gian tới, các sở, ban ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa đảm bảo tình hình kinh tế-xã hội phát triển theo đúng mục tiêu đề ra.

Bất tiện, nhưng nên làm
Bất tiện, nhưng nên làm

Đường Trần Hưng Đạo - đường phố thuộc hàng bận rộn đông đúc nhất của thành phố Huế, nhất là đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Gia Hội.