Thứ Tư, 02/10/2019 12:11

Thủy điện điều tiết nước hợp lý

Hiện nay các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành an toàn. Các chủ đầu tư kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở, tăng thời lượng chạy máy nhằm tăng dung tích phòng lũ.

Đề phòng sạt lở trên các thủy điệnHồ đập thủy điện vận hành an toànĐảm bảo an toàn trong vận hành đập, hồ thủy điệnChủ động ứng phó với sạt lở, đẩy nhanh tiến độ các dự ánTạo cơ sở thuận lợi trong quy hoạch phát triển an toàn công trình thủy điện

Các thủy điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành điều tiết an toàn

Sáng 2/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, hiện mực nước trên các sông chính của Huế như sông Hương xấp xỉ báo động I, sông Bồ dưới báo động II, đập Thảo Long +0,71m. Hiện nay mực nước triều đang ở mức cao đã làm chậm khả năng thoát lũ của các sông, gây ngập úng, thiệt hại hoa màu ở nhiều địa phương.

Việc tích, điều tiết nước hợp lý từ các công trình thủy lợi, thủy điện đang được các chủ đầu tư nghiêm túc triển khai, nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.

Ông Nguyễn Quang Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Bình Điền thông tin, hiện mực nước trong hồ chỉ mới đạt +78,2m (mực nước dâng bình thường +85m), thủy điện đang điều tiết hợp lý chủ yếu qua tuabin để tăng dung tích phòng lũ.

Sau khi nhận được thông tin cảnh báo về thời tiết của Đài Khí tượng thủy văn cũng như những yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, công ty đã triển khai các giải pháp đảm bảo vận hành an toàn tại nhà máy thủy điện Bình Điền.

Đơn vị tổ chức kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở, các cửa van, bố trí nhận lực trực ban trước khi có mưa lớn nhằm chủ động giải pháp ứng phó. Thông thường, vào thời điểm này, hồ vận hành qua tuabin phát điện 1 máy với thời lượng 5-7 giờ/ngày; nhằm tăng dung tích phòng lũ, tận dụng nguồn nước, nhà máy đã chủ động vận hành trước 2 tổ máy với thời lượng 24/24.

Thủy điện Bình Điền yêu cầu các địa phương phối hợp, đảm bảo an toàn cho hạ du

Công ty CP Thủy điện Bình Điền đã có thông báo gửi các địa phương vùng hạ du gồm các xã Bình Tiến, Bình Thành (Hương Trà), Hương Thọ (TP. Huế) nhằm đảm bảo an toàn. Theo đó, nhà máy tiến hành đóng cửa và cấm người dân đi lại trong lòng hồ thủy diện; đề nghị chính quyền địa phương thông báo đến các hộ nuôi cá trong lòng hồ neo đậu lồng bè vào những vị trí an toàn. Thông báo cho người dân không được đi lại, đánh bắt cá, vớt củi tại khu vực hạ du công trình, các đơn vị thi công phía hạ du tạm dừng thi công và di chuyển phương tiện máy móc đến nơi an toàn, phòng khi hồ vận hành xả lũ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Khoa, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Hương Điền lại cho rằng, dù nhà máy đã làm tốt công tác điều tiết lũ, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du nhưng đây là trận lũ trái mùa, bất ngờ trong khi công tác dự báo chưa hiệu quả, sát với thực tế.

“Dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn đợt này có nhiều bất cập, cụ thể, lượng mưa dự báo phổ biến cả đợt 250mm, nhưng những ngày qua ở khu vực Nam Đông, lượng mưa lên đến 770mm. Nếu dự báo lượng mưa phổ biến chỉ chừng đó thì dung tích hồ chứa nhà máy là chứa đủ. Tuy nhiên, tại nhà máy thủy điện Hương Điền, lưu lượng đến hồ thời điểm cao nhất hơn 2.000m3/s, theo lệnh vận hành điều tiết của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh vào chiều 1/4, điều tiết qua tràn và tua bin từ 500-1.000m3/s, đồng thời điều chỉnh vận hành tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ, chúng tôi đã điều tiết 750m3/s, cắt giảm lũ, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du”, ông Khoa cho biết thêm.

Được biết, hồ thuỷ điện Hương Điền được xây dựng trên sông Bồ, thuộc địa phận phường Hương Vân, thị xã Hương Trà. Công trình thủy điện Hương Điền được khởi công vào ngày vào năm 2005 và bắt đầu tích nước năm 2009. Trước đó, chủ đầu tư đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, vật liệu, thiết bị và bố trí nhân lực túc trực 100% quân số nhằm ứng phó thiên tai trong mọi tình huống. Công ty CP Thủy điện Hương Điền đã đầu tư máy bộ đàm sóng HS đã được Sở TT&TT nghiệm thu; điện thoại vệ tinh… phục vụ công tác vận hành ứng phó mưa bão.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, do mưa lớn làm các tuyến đê nội đồng bị vỡ, bị tràn như đê Hói Hà (30m); đê Vinh Thái, Phú Đa trên sông Thiệu Hóa (Phú Vang); đê Vinh Hà, đê hạ lưu sông Truồi tràn quốc lộ 49 đoạn qua Phong Bình, Phong Hòa (Phong Điền). Ngoài ra, cường suất mưa lớn vùng đồng bằng cũng đã gây ngập úng, ngập lụt cục bộ thoát chậm cho một số tuyến đường nội đô TP. Huế và các địa phương.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh luôn nỗ lực cố gắng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn.

Nâng cấp Quốc lộ 49 đảm bảo an toàn giao thông
Nâng cấp Quốc lộ 49 đảm bảo an toàn giao thông

Thời gian gần đây, trên tuyến Quốc lộ 49 luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) do nhiều phương tiện trọng tải lớn lưu thông. Việc cải tạo, nâng cấp tuyến Quốc lộ này đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết hiện nay.

Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10 cả 3 tiêu chí
Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10% cả 3 tiêu chí

Sáng 9/2, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Ông Nguyễn Văn Thắng, UVTW Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì hội nghị. Tại đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND Phan Quý Phương dự, chủ trì.