Thứ Bảy, 08/08/2020 06:06

Trồng rừng để hứng carbon

Theo đánh giá từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thừa Thiên Huế là địa phương có độ che phủ rừng tương đối tố...

Trồng cây, “trồng” yêu thươngTrồng rừng để tạo thêm điểm tham quan, du lịchCác địa phương đồng loạt phát động Tết trồng cây năm 2023

Trồng rừng ngoài chống biến đổi khí hậu còn để phát triển du lịch

Theo đánh giá từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thừa Thiên Huế là địa phương có độ che phủ rừng tương đối tốt, đạt trên 57% và là 1 trong 6 tỉnh Bắc Trung bộ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Thế giới (World Bank - cơ quan được Quỹ Đối tác Carbon trong lâm nghiệp ủy thác) lựa chọn để thực hiện thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ…

Ngoài Thừa Thiên Huế còn có các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Bình, với số tiền dự kiến sẽ chi trả khoảng 51,5 triệu USD cho giai đoạn 2018-2024, với lượng giảm phát thải mà khu vực này chuyển nhượng dự kiến khoảng 10,3 triệu tấn CO2e (đơn vị được dùng để thể hiện dấu vết carbon của tất cả các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, với giả định tất cả khí thải ra đều là CO2). Riêng việc hỗ trợ sinh kế liên quan đến hoạt động bảo vệ, phát triển rừng, người dân còn được hỗ trợ mức 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm.

Ngoài chi trả dịch vụ môi trường rừng được Thừa Thiên Huế thực hiện hơn 6 năm qua với số tiền thu, chi hơn 97 tỷ đồng, thì việc triển khai thí điểm chuyển nhượng giảm phát thải là một trong những đòn bẩy, động lực lớn giúp người dân phát triển diện tích trồng rừng.

Thừa Thiên Huế hiện có 120.000ha rừng, trong đó có hơn 11.400ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Điều đó cho thấy, vẫn còn rất nhiều diện tích chưa được quan tâm để được cấp chứng chỉ quản lý bền vững, nghĩa là chưa hướng tới chất lượng, hiệu quả kinh tế. Do đó, ngoài mục tiêu trồng mới 1 tỷ cây xanh trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, tỉnh còn hướng tới mục tiêu đạt năng suất, chất lượng trồng rừng tốt hơn.

Ngoài trồng rừng gỗ lớn, bản địa, hỗn giao đa loài để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người dân còn là ứng phó biến đổi khí hậu, chống xói lở, lũ lụt, điều hòa không khí… Đó có lẽ cũng là mục tiêu chung của nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Thừa Thiên Huế trong việc trồng rừng. Tuy nhiên, hiện nay, yêu cầu về giảm phát thải khí nhà kính cũng cấp thiết không kém khi mà ngày càng có nhiều nhà máy, doanh nghiệp công nghiệp nặng và biến đổi khí hậu ngày càng khó lường ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Song, cho dù là những yếu tố khách quan và cả vì sự phát triển thì cũng đến lúc cần thiết để triển khai sâu rộng hơn việc mua bán tín chỉ carbon (hiện đã có một số địa phương triển khai), nhằm vừa gắn trách nhiệm cụ thể hơn cho các doanh nghiệp có lượng phát thải lớn, đồng thời, cũng là cách tăng thêm thu nhập cho người trồng rừng nói chung - là động lực quan trọng nhất giúp họ mặn mà, gắn bó hơn với việc trồng cây, gây rừng.

Nếu nói về lượng phát thải hoặc chất lượng không khí thì Huế vẫn là một trong những địa phương có chất lượng không khí tốt, chưa đến mức báo động nhờ lượng cây xanh dày đặc. Cũng giống như doanh nghiệp, đa số là nhỏ và siêu nhỏ, lại chọn mục tiêu tăng trưởng xanh nên sự ô nhiễm môi trường do hoạt động của họ thải ra chưa đến mức đáng báo động. Dù vậy, đâu đó vẫn có tình trạng lén xả thải ra môi trường hoặc khói bụi làm ảnh hưởng đến không khí, nguồn nước, đời sống, sinh hoạt của người dân. Do đó, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, giảm thải khí nhà kính và mở rộng diện tích đi kèm với nâng chất lượng rừng trồng - hướng đến là mua bán, chuyển nhượng chứng chỉ carbon cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp là việc cấp thiết, cần sớm được triển khai lâu dài và bền vững.

Bài, ảnh: Tâm Huệ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Trồng rừng bản địa đa loài, đa mục tiêu
Trồng rừng bản địa đa loài, đa mục tiêu

Khoảng 50ha cây gỗ bản địa đa loài được trồng tại khu vực Khe Liềm, xã Phong Mỹ (Phong Điền) và tại rừng phòng hộ sông Hương cho thấy thích nghi tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại đây cũng như trên địa bàn tỉnh.

Rút ngắn khoảng cách công nghệ số
Rút ngắn khoảng cách công nghệ số

Tiếp cận với internet và sử dụng một số thao tác trên nền tảng này đối với 2/3 dân số cả nước có lẽ đã là điều bình thường.

Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương
Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương

Nhằm đồng hành cùng các đơn vị khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuyển chọn doanh nghiệp, dự án tham gia vào chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”.