Thứ Sáu, 23/08/2019 15:32

Vớt bèo khơi thông dòng chảy

Cùng với đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình, các địa phương trên địa bàn huyện Quảng Điền tích cực vớt bèo, khơi thông dòng chảy trên sông, công trình thủy lợi, cống rãnh.

Trục vớt bèo tây, khơi thông dòng chảy

Người dân vớt bèo trên sông Kim Đôi

Nằm cuối hạ lưu các sông Bồ, sông Hương, Ô Lâu, nhiều đồng ruộng, cống rãnh, sông hói trên địa bàn huyện Quảng Điền thường hứng chịu, tồn đọng một lượng lớn bèo tây từ các dòng sông đổ về trong các trận lũ lụt hằng năm. Sau lũ, các địa phương, ban ngành huy động Nhân dân, trích ngân sách trục vớt bèo. Tuy nhiên, do lượng bèo quá lớn nên việc trục vớt khó triệt để, qua thời gian, bèo lại sinh sôi dày đặc gây ách tắc các cống rãnh, sông, hói. Mùa mưa lũ thường ngập nhanh, song nước lại rút chậm gây ngập sâu, kéo dài trong khu dân cư, trên các tuyến đường và nhiều đồng ruộng.

Sông Nịu đi qua xã Quảng Thái vốn trong lành, là nơi sinh hoạt của Nhân dân và nhiều loài thủy sản sinh sôi tạo nguồn sinh kế cho một bộ phận ngư dân. Một thời lượng bèo tây phát triển rất nhanh, dày đặc khiến nước lũ thoát rất chậm, tràn vào nhà dân gây ngập lụt hàng trăm hộ sống hai bên bờ sông Nịu. Cũng từ khi bị phủ kín bèo, dòng sông Nịu có dấu hiệu ô nhiễm môi trường do nguồn nước lưu thông rất chậm, tôm, cá cũng ngày càng cạn kiệt, thậm chí một số loài không còn.

Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, ông Phạm Công Phước đánh giá, từ khi triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, nhận thức của các tầng lớp cán bộ, đảng viên và Nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ, xử lý môi trường. Từ việc trông chờ vào ngân sách cấp để trục vớt bèo hằng năm, giờ đây người dân đã ý thức, tích cực tham gia vớt bèo trên các sông, hói, đồng ruộng. Các lực lượng của các hội, đoàn thể và Nhân dân trục vớt hàng trăm tấn bèo, khơi thông dòng chảy. Tuy nhiên, tại một số khúc sông vẫn còn bèo trôi dạt rải rác, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân trục vớt triệt để.

Để đảm bảo lưu thông dòng nước, phục vụ cấp thoát nước sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi trong giao thông đường thủy, làm nghề của người dân cũng như tạo mỹ quan của dòng sông, hằng năm thị trấn Sịa đã huy động hàng trăm lao động tiến hành vớt bèo trên sông Sịa. Số lượng bèo trên dòng sông này đến nay cơ bản được xử lý gần như triệt để, đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Bí thư Đảng ủy xã Quảng Thành, bà Nguyễn Thị Dạ Thảo thông tin, một thời bèo sinh sôi nhanh, dày đặc trải dài trên sông Kim Đôi với chiều dài trên 3km, ước tính trên 2.000 tấn. Hằng năm, địa phương trích ngân sách, huy động công sức Nhân dân trục vớt bèo trên sông.

Đến thời điểm này, Quảng Thành tổ chức hàng chục đợt ra quân với hơn 5.000 lượt người tham gia làm sạch môi trường trên sông, các tuyến đường, khu dân cư. Nhiều đoạn sông, hói một thời bèo tây dày đặc, cây mắt mèo mọc khắp ven bờ sông, giờ đây đã được người dân trục vớt, chặt bỏ.

Bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền thông tin, ngoài kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình của huyện, tỉnh, các địa phương đang huy động Nhân dân và trích ngân sách tiếp tục nạo vét, vớt rác, bèo tây trên các sông, cống, rãnh, ven đầm phá. Trong đó, tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, mở rộng khẩu độ các cống, hói và xây dựng kè kiên cố các đoạn bờ sông bị sạt lở; kết hợp nạo vét, vớt bèo tại các cống Phú Lương A, cống và hói An Xuân, cống và hói Cồn Bài...

Bài, ảnh: Thế Cường

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không nên để sự việc kéo dài
Không nên để sự việc kéo dài

Một cống thoát nước ở xã Vinh An (Phú Vang) đã tồn tại gần 20 năm, nay bị bồi đất trám bít nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến dân sinh. Đây là thắc mắc của ông Lương Văn Hiệu - người dân bị ảnh hưởng gửi đơn đến tòa soạn Báo Thừa Thiên Huế với mong muốn các ban, ngành chức năng quan tâm giải quyết sự việc này.

Đưa nguồn thông tin chính thống thành dòng chảy chủ lưu
Đưa nguồn thông tin chính thống thành dòng chảy chủ lưu

Thông tin mạng phát triển đáp ứng nhu cầu của công dân số, nhưng mặt trái của xu thế này là sự xuất hiện của những luồng thông tin xấu độc, gây tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, có nguy cơ gây hại đến an ninh quốc gia.

Báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong dòng chảy báo chí Cách mạng Việt Nam ở Thừa Thiên Huế
Báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong dòng chảy báo chí Cách mạng Việt Nam ở Thừa Thiên Huế

LTS: Hôm nay (12/4), tại TP. Huế diễn ra Hội thảo khoa học “Vai trò chủ đạo của Tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) ở Thừa Thiên Huế”, Báo Thừa Thiên Huế trân trọng giới thiệu bài viết của ông Hoàng Khánh Hùng, UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về vai trò của tuần báo này trong dòng chảy báo chí Cách mạng Việt Nam.

Khơi thông sức trẻ
Khơi thông sức trẻ

Chiếm tỷ lệ đông, có khát vọng, hoài bão, lý tưởng và tri thức, lực lượng đoàn viên, thanh niên là nguồn lực lớn của xã hội.