Thứ Hai, 16/03/2020 05:47

Xây dựng nhiều kịch bản ứng phó

Mở rộng địa giới hành chính, TP. Huế có thêm nhiều phường, xã nằm ở vùng ven biển, đầm phá và đồi núi nên công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) luôn được chú trọng. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, TP. Huế triển khai nhiều biện pháp và xây dựng các kịch bản ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Diễn tập chủ động ứng phó mưa bãoNam Đông: Chủ động ứng phó với sạt lở, lũ lụt và gió bãoCấp điện an toàn trong mùa mưa bão

Khắc phục các tuyến đê bao trước mùa mưa bão

Ứng phó theo từng cấp độ

Thuận An là địa phương vùng biển có bờ biển dài 12km, nằm trong vùng trọng điểm thiên tai của TP. Huế. Do đó, việc chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm luôn được địa phương chủ động, nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Theo lãnh đạo phường Thuận An, để giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay từ đầu tháng 7/2022, phường triển khai kế hoạch, phương án PCTT và khẩn trương củng cố kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN, các tiểu ban, đội xung kích, các tổ xung kích để triển khai đến tận tổ dân phố, các cơ quan, đơn vị... Đồng thời, xây dựng phương án để đối phó cho phù hợp với từng loại hình và cấp độ thiên tai. Trong đó, chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai để ứng phó và khắc phục.

Công tác chuẩn bị vật tư, thiết bị, các cơ sở vật chất kỹ thuật như: tàu, thuyền, ghe xuồng, máy phát điện và các phương tiện, thiết bị phòng hộ được triển khai từ sớm, sẵn sàng phục vụ công tác ứng phó khi có các tình huống xảy ra. Ngoài ra, phường lên kế hoạch, phương án cụ thể di dời dân từ các vùng xung yếu đến nơi an toàn, xác định rõ việc phân công trách nhiệm chỉ huy, lực lượng ứng cứu phương tiện, địa điểm, khu vực sơ tán cho từng vùng, từng cụm dân cư, đồng thời rà soát việc di dời dân ở những vùng có nguy cơ sạt lở, vùng xung yếu và nguy hiểm.

Cùng với Thuận An, hiện các địa phương trên địa bàn TP. Huế đã kiện toàn đội xung kích ứng trực 24/24 giờ đảm bảo công tác ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra, tạo nhóm zalo để thông tin liên lạc chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, tổ chức thực hiện công tác PCTT&TKCN, nhất là công tác tổ chức vận động, hỗ trợ người dân di dời, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.  

Sẵn sàng ứng phó

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo năm 2022 có khoảng 10- 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó có 4- 6 cơn có khả năng ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam. Tình hình thiên tai đã xảy ra từ những tháng đầu năm 2022 gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, hệ thống giao thông trên địa bàn.

Để chủ động trong công tác PCTT&KCN, TP. Huế đã triển khai thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả, đồng thời ban hành các phương án, kịch bản ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai tại các địa bàn.

Từ đầu tháng 7/2022, thành phố chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức rà soát kiểm tra chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây; cảnh báo các khu vực nuôi trồng thủy sản; tiêu úng bảo vệ diện tích lúa vụ đông xuân 2021-2022, đảm bảo an toàn lưới điện, hệ thống các cột ăngten, thông tin liên lạc, dự trữ lương thực, thực phẩm, mì ăn liền và các nhu yếu phẩm khác để phòng tránh mưa lũ.

Trong đó, UBND các phường, xã cùng các HTX sản xuất nông nghiệp huy động nhân lực, phương tiện gia cố các đê bao, đặc biệt là khu vực thấp trũng, nguy cơ vỡ đê bao tại Hương Vinh và Phú Mậu; huy động toàn bộ máy bơm tổ chức tiêu úng ngay để cứu lúa, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ngập úng; các địa phương rà soát các hộ, vùng có nguy cơ cao về thiên tai cần sơ tán, di dời đến các vị trí an toàn.  

Đối với các phường ở khu vực nội thành dọc theo sông Hương, Bạch Đằng, sông Đào, gồm Gia Hội, Đông Ba, Thuận Lộc… tập trung sơ tán ngay các hộ dân sống ở các khu vực nguy hiểm đến các địa điểm an toàn khi có lụt bão xảy ra; che chắn nhà cửa để phòng tránh bão, sơ tán ngay các hộ dân sống ở các vùng thấp trũng, dọc theo bờ hồ. Các phường ngoại thành dọc theo sông Hương, Đông Ba, Như Ý như Hương Vinh, Hương Hồ, Hương Thọ…, nắm số lượng dân sống trên sông, hai bên bờ sông và bờ biển, các vùng thấp trũng để sơ tán kịp thời khi có lụt, bão xảy ra, có phương án đưa tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn.

Tại các phường, xã ở vùng cao như Thủy Bằng, Hương Thọ, Hương An… thực hiện phương án bảo vệ tính mạng, tài sản cho Nhân dân khi có bão lụt, lũ quét, sạt lở đất xảy ra và phương án cứu trợ cho các vùng thấp, trũng của thành phố khi có lũ, lụt. Các địa phương ven biển như Hải Dương, Thuận An, xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt, sạt lở bờ biển đến tận thôn, tổ dân phố để khẩn cấp sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế, Trưởng Ban chỉ đạo PCTT&TKCN thành phố Võ Lê Nhật, ngoài việc đầu tư mua sắm vật tư, phương tiện, trang, thiết bị chuyên dùng PCTT, thành phố tăng cường hoạt động thông tin truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến, như bão, mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất bằng nhiều hình thức, bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời đến các ngành, các cấp và người dân để triển khai biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại do thiên tai.

Bài, ảnh: Thanh Hương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.

Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn
"Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn"

Đó là chủ đề Năm An toàn giao thông (ATGT) 2023. Ý nghĩa của chủ đề này đang được các ban, ngành chức năng địa phương đặt lên hàng đầu, giúp người tham gia giao thông với ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, tạo môi trường giao thông an toàn.