Chủ Nhật, 19/07/2015 14:31

Xuất khẩu rau quả vượt dầu thô nhưng “chỉ sang” được Trung Quốc

Hết năm 2017, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã đạt hơn 3,5 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như gạo, cà phê hay dầu thô. Tuy nhiên, thị trường cho rau quả của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc, thị trường có độ rủi ro thương mại cao và giá trị gia tăng thấp.

Với 3,5 tỷ USD xuất khẩu nhờ rau quả, ngành nông nghiệp hiện có khoảng 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: Thủy sản (8,3 tỷ USD), hạt điều 3,5 tỷ USD, cà phê 3,2 tỷ USD, hạt tiêu 1,1 tỷ USD, sắn và sản phẩm từ sắn....

Rau quả xuất khẩu kim ngạch cao song chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, giá trị thấp, xuất khẩu thô

Với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 nhóm hàng nông nghiệp, rau quả Việt hiện được xếp trên kim ngạch xuất khẩu của dầu thô (2,8 tỷ USD), than đá (gần 300 triệu USD), thậm chí còn vượt kim ngạch của các sản phẩm công nghiệp chiến lược như sắt thép (3,1 tỷ USD).

Tuy nhiên, rau quả Việt vẫn phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, cả năm 2017 kim ngạch xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang thị trường này lên đến 2,6 tỷ USD, chiếm hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Trong khi đó, các thị trường đã mở cửa, miễn thuế hoa quả, rau xanh của Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ hay Mỹ theo các Hiệp định thương mại song và đa phương (FTA),Việt Nam khai thác được rất ít, nhiều thị trường xuất khẩu rau quả không được cải thiện so với năm ngoái.

Theo giải thích của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chủ yếu do đường tiểu ngạch, thương nhân khai báo xuất nhập khẩu còn đường chính ngạch thấp và không đáng kể chủ yếu vào mùa vụ như vải, thanh long, nhãn hay măng cụt.

Trong khi đó, nếu các nước bỏ thuế hoặc giảm thuế nhập khẩu thì họ lại tăng cường áp dụng các hàng rào vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn ở mức cao. Điều này khiến xuất khẩu rau quả Việt Nam gặp khó ở các nước phát triển dù lợi nhuận từ các thị trường này rất lớn.

Mới đây, thông tin lá chuối Việt xuất sang Nhật có giá 500.000 đồng/lá để bán cho người Việt Nam tại Nhật đã gây ngạc nhiêu cho nhiều người bởi sản phẩm này tại Việt Nam cho không hoặc chỉ được bán vài chục nghìn đồng/kg. Trước đó lá tía tô được trồng từ Việt Nam theo phương pháp chăm sóc, canh tác xanh - sạch của Nhật được bán sang Nhật với giá từ 500 - 700 đồng/lá, trong khi tại Việt Nam lại bán theo kg với giá chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn đồng.

Hiện rau, quả của Việt Nam như vải, chuối, thanh long, dưa hấu hoặc các loại quả như măng cụt, sầu giêng được coi là đặc sản nhưng gặp khó khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dù các nước đang mở cửa. Nhiều mặt hàng của Việt Nam dù ngon, được người dân các nước rất thích nhưng tiếp cận thị trường khó do không có bao bì nhãn mác đẹp mắt; không được chế biến phù hợp với thị hiếu ẩm thực của người dân sở tại.

Đa số mặt hàng xuất thô, không đa dạng về chế biến, đóng gói thành các loại sản phẩm sấy khô, nước ép... điều này khiến rau quả Việt vẫn chỉ “vang bóng nước nhà”, khó vào được các siêu thị, trung tâm bán lẻ và cửa hàng tiện ích của nước ngoài, nơi có doanh số bán hàng cao của các nước phát triển.

Theo Dân trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng
Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.

Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP
Philippines quan tâm đến việc gia nhập hiệp định CPTPP

Phillipines vừa chính thức bày tỏ quan tâm việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm thiết lập các quan hệ mới với các nước mà Manila chưa có các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương.

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh
Ô tô nhập khẩu tăng mạnh

Ô tô nhập khẩu nửa đầu tháng 8 bất ngờ tăng mạnh trở lại với sản lượng gần bằng cả tháng 7 trước đó.