Thứ Tư, 31/05/2017 09:07

Giới khoa học quốc tế đến Việt Nam chia sẻ về công nghệ nano

Các nhà nghiên cứu, khoa học trong và ngoài nước chia sẻ về những nghiên cứu mới trong kỹ thuật chế tạo, vật liệu nano tại hội nghị tổ chức ngày 9/11.

Hội nghị quốc tế Công nghệ nano và Ứng dụng (IWNA) lần thứ 8 được Viện Công nghệ nano (Đại học Quốc gia TP HCM) phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức tại TP Phan Thiết, khai mạc sáng nay.

Gần 300 nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm và doanh nghiệp trong nước, thế giới (như: Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia...)... tham dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lâm Quang Vinh, Trưởng ban Ban Khoa học và Công nghệ (Đại học Quốc gia TP HCM) đánh giá là sự kiện khoa học công nghệ uy tín. Đây là dịp để các nhà nghiên cứu và ứng dụng chia sẻ các công nghệ tiên tiến, hiện đại, hướng ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học cơ bản và chuyên sâu về nano; tạo ra ưu thế khoa học công nghệ, tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị các thương hiệu quốc gia.

Diễn ra từ 9 đến 11/11, hội nghị có 4 phiên họp toàn thể và 26 phiên thảo luận tập trung tại các tiểu ban song song. Hơn 200 báo cáo khoa học sẽ được trình bày tại đây đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng trong công nghệ nano, từ các nguyên tắc cơ bản, kỹ thuật chế tạo, vật liệu nano và thiết bị nano cho đến các ứng dụng của công nghệ Micro-nano trong các ngành: Hóa học, Sinh học, Điện - Điện tử...

Tiến sĩ Marc Jozef Madou, Đại học California Irvine (Hoa Kỳ) trình bày đề tài

Tiến sĩ Marc Jozef Madou, Đại học California Irvine (Hoa Kỳ) trình bày đề tài Thiết kế PCR hợp lý tại phiên toàn thể, sáng 9/11. Ảnh: Việt Quốc

Sau lễ khai mạc, 3 báo cáo khoa học của các chuyên gia đầu ngành nano của thế giới đã được trình bày tại phiên toàn thể, sau đó là các báo cáo khoa học của các tiểu ban song song.

Các ngày tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tiếp tục báo cáo khoa học, thảo luận tập trung. Ngoài ra, diễn đàn "Cơ hội Kinh doanh ngành Công nghiệp Micro-nano tại Việt Nam" vào ngày 11/11, sẽ tạo cơ hội cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp trao đổi cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này.

Công nghệ nano là việc sử dụng vật chất ở quy mô nguyên tử, phân tử và siêu phân tử cho các mục đích công nghiệp, đang được ứng dụng ở nhiều ngành như: y tế, nông nghiệp, công nghiệp sản xuất - chế tạo, thiết bị điện tử - điện lạnh, thiết bị lọc nước, máy móc cải thiện ô nhiễm môi trường, hệ thống vi xử lý trong ngành điện - điện tử - viễn thông...

Năm 2007, hội nghị quốc tế Công nghệ nano và Ứng dụng (IWNA) lần đầu tiên tổ chức tại Vũng Tàu, đã tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế. Mỗi kỳ hội nghị sau đó đều có khoảng 300 khách tham dự, trong đó có khoảng 100 khách quốc tế đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 200-250 báo cáo khoa học được trình bày.

Các báo cáo xuất sắc từ hội nghị được lựa chọn để đăng trên số đặc biệt của Tạp chí thuộc danh mục ISI "International Journal of nanotechnology".

Hàng trăm nhà khoa học tham dự hội nghị quốc tế về Công nghệ Nano và Ứng dụng tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, ngày 9/11. Ảnh: Việt Quốc
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiệm thu nhiệm vụ “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Nghiệm thu nhiệm vụ “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Ngày 23/12, Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức Hội đồng nghiệm thu Nhiệm vụ: “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chủ tịch Hội đồng - TS. Lê Văn Hoạt, nguyên Phó Chủ tịch thường trực HĐND Thành phố, chủ trì buổi nghiệm thu.

Hội thảo về phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn TP Hà Nội
Hội thảo về phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn TP Hà Nội

Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngày 08/12, Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội tổ chức Hội thảo “Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Thị Diễm Hằng chủ trì Hội thảo.

Khảo sát một số lĩnh vực văn hóa – xã hội
Khảo sát một số lĩnh vực văn hóa – xã hội

Trong thời gian từ ngày 31/10 đến ngày 10/11, Viện NCPT kinh tế - xã hội Hà Nội đã làm việc, khảo sát tại các quận, huyện, thị xã: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hoàng Mai, Tây Hồ, Sơn Tây, Hoài Đức và Mỹ Đức về một số nội dung trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

Sáng mãi giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ
Sáng mãi giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ

Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ V, thông qua Luật Khoa học công nghệ và thống nhất chọn ngày 18/5 hàng năm là ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN). 70 năm trước, vào ngày này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có phát biểu quan trọng tại Đại hội đại biểu Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ nhất với những tư tưởng phát triển KH&CN Việt Nam trong thời kỳ mới. Đây là kim chỉ nam cho việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo đảm KH&CN thực sự đóng vai trò then chốt thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.