Thứ Năm, 30/10/2014 06:27

“Chúng em với di sản văn hóa Huế”

Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng “Ngày sách Việt Nam lần thứ 4 năm 2017”, tháng 4 vừa qua, Thư viện Tổng hợp (TVTH) tỉnh tổ chức liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách với chủ đề “Chúng em với di sản văn hóa Huế”. Đây là dịp để tôn vinh giá trị của sách và truyền cảm hứng, khơi dậy văn hóa đọc.

Hội thi có sự tham gia của 11 trường THCS trên địa bàn tỉnh. Hình thức thi theo đội tuyển với các phần thi: giới thiệu đội hình, tuyên truyền giới thiệu sách, năng khiếu. Với phần thi tuyên truyền giới thiệu sách, các em giới thiệu một tác phẩm hoặc một chùm tác phẩm về di sản văn hóa Huế (vật thể hoặc phi vật thể), về những danh lam, thắng cảnh, di tích, nghề và làng… ở Thừa Thiên Huế, về những hành động góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế. Hình thức giới thiệu sách của mỗi trường có một dấu ấn riêng.

Không chỉ chú trọng vào phần thi giới thiệu sách, phần thi năng khiếu được các em đầu tư bài bản và công phu: trang phục, múa, hát, ngâm thơ, diễn kịch phù hợp với chủ đề hội thi. Nhiều đội đã đầu tư công sức để tiết mục trường mình được sinh động.

Gải Nhất chung cuộc thuộc về Trường THCS Trần Cao Vân với lời khen tặng có “nghệ thuật” trong việc giới thiệu sách, biết cách “sân khấu hóa”, có sự giao lưu giữa 3 thành viên. “Em nghĩ cuộc sống ngày càng hiện đại, công nghệ khiến nhiều người dần rời xa với những trang sách truyền thống, những cuộc thi như thế này khiến chúng em trở lại với sách – nguồn thông tin đơn giản và thân thuộc nhất”, em Minh Quyên (học sinh lớp 8/9, Trường THCS Trần Cao Vân) chia sẻ.

Ông Đỗ Hữu Hà, Giám đốc TVTH tỉnh, Trưởng BTC bày tỏ: “Qua liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách, tôi tin tưởng rằng các em học sinh sẽ dành nhiều thời gian hơn nữa để đọc sách, làm giàu tri thức cho bản thân và nhân loại, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, quý trọng và có nhiều hành động thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp mà các thế hệ cha ông đã dày công vun đắp”.

Liên hoan lần này đã khơi dậy niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Không những vậy, ngay cả chủ đề hội thi đã làm bật lên giá trị văn hóa địa phương – gợi sự tìm hiểu về di sản văn hóa Huế cho các học sinh.

Tin, ảnh: Phước Ly

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiêu bạt cùng “Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi”
Phiêu bạt cùng “Bốn mùa hoang vu xứ Kiwi”

Nhà văn Trần Băng Khuê sinh năm 1982, vừa được kết nạp vào Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế đầu năm nay. Trần Băng Khuê viết nhiều thể loại như truyện ngắn, tùy bút, bút ký, tản văn… Ở mỗi thể loại, chị đều có những thành tựu đáng kể.

Đại tá - Đại sứ Hà Văn Lâu, chuyện chưa phải ai cũng biết
Đại tá - Đại sứ Hà Văn Lâu, chuyện chưa phải ai cũng biết

Cuộc đời gần một thế kỷ của nhà ngoại giao - Đại tá Hà Văn Lâu phong phú, đa dạng và hấp dẫn như một trường thiên tiểu thuyết. Cách đây 18 năm, nhà văn Trần Công Tấn đã viết tác phẩm “Hà Văn Lâu, người đi từ bến làng Sình” dày 600 trang (NXB Phụ Nữ, 2004). Có thể nói, cuốn truyện ký khá sinh động này và cuốn sách “Đại tá Hà Văn Lâu, Hồi ức cách mạng trong kỷ niệm” - Hà Thị Diệu Hồng & Kiều Mai Sơn tuyển chọn - biên soạn, do NXB Thông tin & Truyền thông vừa in, nhân dịp tiến tới kỷ niệm 105 ngày sinh nhà ngoại giao - Đại tá Hà Văn Lâu (9/12/1918 - 6/12/2016) là những tư liệu quý, chân thực và phong phú để có thể dựng nên một tiểu thuyết sử thi về cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX.

Hơn 10 300 bài dự cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc
Hơn 10.300 bài dự cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc

Thông tin trên được Thư viện Tổng hợp tỉnh cho biết tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề “Khát vọng phát triển đất nước” và cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 “Sách Khát vọng và ước mơ”, vào sáng 9/12.