Thứ Ba, 07/02/2017 07:33 (GMT+7)
2 tháng sau vụ cháy nhà thờ Đức Bà: Paris hạ nguy cơ ngộ độc chì
Các quan chức Paris ngày 6/8 vừa tuyên bố hạ thấp nguy cơ ngộ độc chì xuất phát từ vụ cháy lớn đã phá hủy nhà thờ Đức Bà hồi tháng Tư vừa qua, với nhiều nghiên cứu liên tục cho thấy nồng độ kim loại độc hại khá cao đã lan đến vùng không khí xung quanh các ngôi trường gần đó.
Nhà thờ Đức Bà sau trận hỏa hoạn hồi tháng Tư. Ảnh: CNA
“Tất cả các thử nghiệm của chúng tôi được triển khai trong bán kính 500m (1.640 feet) xung quanh nhà thờ Đức Bà đều âm tính, tức không có gì nguy hiểm”, Phó Thị trưởng Emmanuel Gregoire phát biểu với báo giới LCI khẳng định.
Được biết, hàng trăm tấn chì trên mái và tháp chuông nhà thờ đã tan chảy trong biển lửa ngày 15/4, gần như phá hủy kiệt tác Gothic, cùng lúc dẫn đến hậu quả giải phóng một lượng lớn hạt chì trên đường phố và các tòa nhà xung quanh.
Công tác xử lý hậu quả tại nhà thờ đã bị dừng lại vào ngày 25/7, sau khi các quan chức nhận thấy các biện pháp chống ô nhiễm vẫn không đủ để ngăn chặn tình trạng lây lan của chì. Dự kiến các hoạt động sẽ tiếp tục vào tuần tới.
Mới đây, thành phố đã thông báo kết quả của một đợt kiểm tra mới nhất tại các trường học và nhà trẻ trong khu vực. Trong đó, nồng độ chì đo được đạt dưới mức 70mg/m2, mức độ an toàn.
Đối với một số khu vực khác, Phó Thị trưởng Emmanuel Gregoire tuyên bố sẽ triển khai “làm sạch nghiêm ngặt” trước khi năm học mới bắt đầu vào tháng 9 và chỉ chào đón trẻ em đến trường nếu cơ quan y tế khu vực ARS chấp thuận.
Trước đó, vào ngày 5/6, kết quả khảo sát của ARS cho thấy nồng độ chì đạt đến 7.500 mg/m2 trên các cung đường cách nhà thờ Đức Bà 1km. Một khi các hạt chì vào ruột sẽ gây ra ảnh hưởng đến thần kinh và thận. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng với trẻ em nhỏ vì các em có khả năng ăn phải chì cao nhất do thói quen thường xuyên đưa tay vào miệng sau khi bất bẩn chạm vào các đồ vật bị ô nhiễm.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)