Chủ Nhật, 05/06/2016 06:50

2017 là năm thời tiết khắc nghiệt nhất lịch sử

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, Puerto Rico, Honduras và Myanmar là ba quốc gia xếp đầu trong danh sách 173 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các thảm họa thiên tai.

EU kêu gọi tăng cường nỗ lực toàn cầu để đối phó với biến đổi khí hậuWorld Bank cam kết đầu tư 200 tỷ USD ứng phó biến đổi khí hậuHơn 20.000 đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP24

2017 là năm thời tiết khắc nghiệt nhất lịch sử. Ảnh: Dw

Cụ thể, thời tiết khắc nghiệt vào năm 2017 đã gây ra thiệt hại nặng nề ở một số quốc gia, trong đó các nước đang phát triển là nơi hứng chịu nhiều tổn thất nhất.

Dựa vào mức độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thương đối với các hiện tượng thời tiết mang tính hủy diệt, cũng xếp trong top đầu là Nepal, Peru và Việt Nam.

Báo cáo của Germanwatch chỉ ra rằng năm 2017 là năm thời tiết khắc nghiệt tàn phá thế giới nhất trong lịch sử. Hơn 11.500 người thiệt mạng và 375 tỷ USD phí tổn là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu.

Trước tình hình thời tiết ngày một biến đổi, các quốc gia chuẩn bị kém trong công tác đối phó với thảm họa thường hứng chịu những gánh nặng về hậu quả nghiêm trọng. Điều này được thể hiện rõ khi với 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong 20 năm qua, có đến 8 quốc gia đang phát triển có mức thu nhập từ thấp đến trung bình thấp.

Những sự kiện cực đoan ngày càng nhiều đã đẩy một số nước trở thành những cái tên đứng đầu trong danh sách chỉ số khí hậu toàn cầu năm 2017. Ngoài ra, trong chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn kéo dài 2 thập kỷ (1998 – 2017), sau Puerto Rico, xếp hạng hai, ba, bốn lần lượt là Honduras, Myanmar, Haiti và Philippines.

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) nhấn mạnh, với khả năng nhiệt độ thế giới sẽ tăng 1,5oC, các rủi ro liên quan đến thảm họa thời tiết sẽ thường xuyên xuất hiện hơn trong tương lai.

Trong bối cảnh này, với sự có mặt của đại diện 190 quốc gia tại hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu COP 24 diễn ra tại Ba Lan từ ngày 2 – 14/12/2018, các chuyên gia nghiên cứu hy vọng nguy cơ tổn thất do thay đổi thời tiết sẽ chấm dứt nhờ vào những hành động khẩn trương của các chính phủ.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.