Thứ Bảy, 07/10/2017 08:42

5 tỉnh, thành phố triển khai thí điểm quy trình đồng bộ dạy học trực tuyến

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có hướng dẫn quy trình dạy học trực tuyến, trong đó đưa ra các quy chuẩn công nghệ dạy và học theo hình thức này để các địa phương có căn cứ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Giáo dục trực tuyến đang được đẩy nhanh chưa từng có tại Việt NamĐổi kế hoạch giảng dạy, tăng đào tạo trực tuyếnSẽ miễn phí hạ tầng dạy học trực tuyến, qua truyền hình trong đợt dịch Covid-19Đảm bảo chất lượng, hiệu quả khi tổ chức dạy học trực tuyếnGiáo viên lẫn học sinh cần thay đổi tâm thế dạy và học

Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo 5 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Yên Bái và Thành phố Hồ Chí Minh về việc triển khai thí điểm quy trình đồng bộ dạy học trực tuyến tại một số trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mới đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngành Giáo dục đã triển khai việc dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình bước đầu đạt hiệu quả. Bộ cũng đã có công văn hướng dẫn chi tiết để triển khai hình thức dạy học này trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh.

Học sinh Trường tiểu học Chu Văn An, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình được kết nối với thầy cô, bạn bè, để ôn tập. Ảnh: Văn Tý/TTXVN

Tuy nhiên trên thực tế, do điều kiện triển khai gấp rút, chưa được chuẩn bị đầy đủ, chưa có quy trình đồng bộ, cùng với hạn chế về điều kiện hạ tầng công nghệ nên việc triển khai ở một số nơi còn khó khăn, chưa đạt yêu cầu.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao việc các địa phương triển khai thí điểm quy trình đồng bộ dạy học trực tuyến, hướng tới xây dựng hệ sinh thái giáo dục số tại địa phương và cho rằng "đây là cách làm bài bản, tiếp cận tổng thể nhưng thực hiện từng phần, đảm bảo hiệu quả".

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có hướng dẫn quy trình dạy học trực tuyến, trong đó đưa ra các quy chuẩn công nghệ dạy và học theo hình thức này để các địa phương có căn cứ đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Hướng dẫn cũng đặt ra các yêu cầu về học liệu, giáo viên để làm căn cứ xây dựng, phát triển các kho học liệu hiện có và tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về dạy học trực tuyến.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Đây là hoạt động mang lại lợi ích kép, trước mắt khắc phục khó khăn về việc dạy học trong điều kiện dịch bệnh nhưng lâu dài là cơ hội để chuyển đổi số ngành Giáo dục. Ngoài ra, nếu có được kho học liệu với những bài giảng tốt để chia sẻ rộng rãi, học sinh cả nước sẽ được hưởng lợi. Nếu phối hợp tốt giữa giảng dạy truyền thống và giảng dạy trực tuyến sẽ giảm áp lực công việc rất lớn cho giáo viên.

Bộ trưởng giao các đơn vị chuyên môn của Bộ hỗ trợ địa phương trong quá trình triển khai thí điểm, kết quả thí điểm cũng sẽ là cơ sở để Bộ hoàn thiện hướng dẫn quy trình dạy học trực tuyến tới đây. Việc thí điểm và nhân rộng cần làm kịp thời trong thời điểm dịch bệnh nhưng lưu ý, đây là việc cần có lộ trình, cũng không thể đặt ra yêu cầu tất cả phải có chất lượng như nhau. Vì vậy, các địa phương cần có Đề án làm rõ lộ trình, yêu cầu và giải pháp cho từng vùng, nhất là những vùng điều kiện triển khai dạy học trực tuyến không thuận lợi.

Các địa phương đã thống nhất triển khai thí điểm quy trình đồng bộ dạy học trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC về hệ thống phần mềm dạy học, quản lý, kiểm tra đánh giá; tập huấn giáo viên về dạy học trực tuyến; công cụ xây dựng bài giảng trực tuyến và hệ thống học liệu. Cụ thể, mỗi địa phương chọn ra 3 trường học thuộc 3 cấp (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông), mỗi trường sẽ chọn một lớp, mỗi lớp chọn một môn để thực hiện thí điểm ngay. Sau khi đánh giá, rút kinh nghiệm từ mô hình thí điểm sẽ nhân rộng tại địa phương.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới
London là thành phố có chi phí lái xe đắt đỏ thứ hai thế giới

Lái một chiếc ô tô chạy bằng xăng ở thủ đô London (Vương quốc Anh) tốn kém hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, ngoại trừ Hồng Kông (Trung Quốc), một phần là do các con đường tắc nghẽn của thành phố này, theo một kết quả xếp hạng được công bố ngày hôm nay (15/2).

Giữ vững an ninh trật tự vùng ven thành phố
Giữ vững an ninh trật tự vùng ven thành phố

Với quyết tâm không khoan nhượng với các loại tội phạm, lực lượng công an các xã, phường vùng ven TP. Huế đã và đang siết chặt “vòng vây”, đẩy mạnh công tác tuần tra đêm để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý các đối tượng phạm pháp, giữ vững an ninh trật tự tại cơ sở.

Tạo đột phá để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tạo đột phá để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tham luận của Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tại hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng vào sáng 5/2 tại Bình Định cho thấy nhiều giải pháp để hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương.

Động lực lên thành phố
Động lực lên thành phố

Tôi đã lạc bước chỉ sau vài năm trở lại nhà người bạn ở một xóm khá hẻo lánh của một làng quê bên dòng sông Bồ. Con đường đất ngang qua cánh đồng ngày trước giờ đã thay thế bằng tuyến bê tông rộng rãi, lại còn kết nối thêm nhiều nhánh vươn đến các khu dân cư khác nên không nhận ra là phải.