Thứ Ba, 16/02/2016 14:26

ADB: Cần 8,4 nghìn tỷ USD đầu tư vào quỹ đạo tăng trưởng châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính, ngành vận tải của khu vực châu Á sẽ cần hơn 8,4 nghìn tỷ USD trong các khoản đầu tư đến năm 2030, để tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng của khu vực này, trong khi phải đối phó với những thách thức của biến đổi khí hậu.

ADB triển khai cuộc thi ảnh về an ninh nước châu Á-Thái Bình DươngADB: Khu vực châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn địnhADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu ÁMở khóa tiềm năng kinh tế to lớn của thương mại điện tửADB tổ chức hội thảo về nước và vệ sinh châu ÁADB: Công nghệ và sự đổi mới rất quan trọng đối với tương lai năng lượng châu Á – Thái Bình Dương

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Twitter

Theo tờ Devdiscourse ngày 16/8, châu Á hiện đang có cơ hội để lấp đầy các khoảng cách tài trợ cơ sở hạ tầng, cũng như trực tiếp tài trợ vào cơ sở hạ tầng giao thông bền vững hơn.

Các ước tính trên được đưa ra trước thềm Diễn đàn Vận tải do ADB tổ chức 2 năm một lần tại trụ sở chính của tổ chức này ở thủ đô Manila, Philippines. Diễn đàn dự kiến diễn ra vào ngày 12/9, là sự kiện hàng đầu của châu Á về các vấn đề vận tải, nơi nhóm họp của các Chính phủ, các cơ quan tài trợ và chuyên gia kỹ thuật, nhằm thảo luận về những vấn đề mà nỗ lực phát triển vận tải trong khu vực đang phải đối mặt.

Diễn đàn năm nay sẽ là dịp để các đại biểu tham gia cùng thảo luận về những cơ hội và thách thức liên quan, với chủ đề "Tài trợ cho tương lai của Giao thông vận tải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Trong đó, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI), với chuyên môn về tài chính cơ sở hạ tầng, sẽ tổ chức một phiên họp về tài chính đổi mới sáng tạo, với sự tham gia của các chuyên gia về tài chính cơ sở hạ tầng và quan hệ đối tác công tư.

Các nội dung chính bao gồm: nâng cao nhận thức về các phương tiện bổ sung và đổi mới sáng tạo để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; tăng cường sự hiểu biết về quan hệ đối tác công tư và mối quan hệ này có thể được khai thác để tài trợ cho cơ sở hạ tầng bền vững như thế nào.

13 quan chức Chính phủ đến từ Campuchia, Maldives, Pakistan, Samoa, Quần đảo Solomon, Tajikistan, Tonga, Tuvalu, Việt Nam; và các chuyên gia khác về tài chính hạ tầng giao thông dự kiến tham gia diễn đàn lần này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.