Thứ Năm, 23/02/2017 07:02

Ấn Độ đề xuất lệnh cấm sản xuất và nhập khẩu thuốc lá điện tử

Bộ Y tế Ấn Độ mới đây đã đưa ra đề xuất triển khai lệnh cấm sản xuất và nhập khẩu thuốc là điện tử. Động thái này có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng quy mô của hai công ty cung cấp thuốc lá điện tử lớn là Juul Labs và Philip Morris International.

WHO: Thuốc lá điện tử “chắc chắn có hại”Cơ quan công tố Paris đưa ra nguyên nhân gây cháy Nhà thờ Đức BàThái Lan: Hút thuốc lá tại nhà sẽ bị cấmThuốc lá – kẻ giết người và giết hành tinhIsrael cấm sử dụng thuốc lá điện tử

Ấn Độ cấm sản xuất và nhập khẩu thuốc lá điện tử vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Ảnh: CNA

Đề xuất về lệnh cấm được đưa ra vì lợi ích công cộng, mà theo Bộ Y tế nước này là cần thiết để đảm bảo thuốc lá điển tử không trở thành “bệnh dịch” đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

Trả lời báo giới Reuters, quan chức Bộ Y tế Ấn Độ nhận định: “Thuốc lá điện tử và những công nghệ tương tự, trong đó khuyến khích sử dụng thuốc lá và gây nên tác hại đối với sức khỏe cộng đồng đều rất nguy hiểm đối với người trực tiếp sử dụng, hoặc người hút thuốc lá thụ động”.

Hiện mức phạt đề xuất với các trường hợp vi phạm có hệ thống có thể lên đến 3 năm tù giam, phạt hành chính 500.000 Rupee (7.000 USD). Đối với những người vi phạm lần đầu tiên có thể chịu án 1 năm tù giam và phạt hành chính 100.000 Rupee.

Vì đề xuất vẫn chưa được thông qua nên vẫn chưa rõ dự thảo điều luật có thể sẽ thay đổi hay không khi quốc hội Ấn Độ họp bàn và đưa ra quyết định cuối cùng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ có 106 triệu người trưởng thành có thói quen hút thuốc, chỉ xếp sau Trung Quốc. Mỗi năm có hơn 900.000 người dân Ấn Độ tử vong do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá và tác hại của khói thuốc.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.