Thứ Năm, 05/12/2013 14:45

An ninh hàng hải: Thách thức lớn của châu Á

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 5-6 khẳng định chủ nghĩa khủng bố, phổ biến hạt nhân và an ninh hàng hải là những thách thức phi truyền thống ngày một nghiêm trọng mà châu Á - Thái Bình Dương đang đối mặt.

Nhật Bản cam kết hỗ trợ an ninh cho khu vực Đông Nam ÁSingapore, Ấn Độ: Tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bìnhShangri-La 15 vực dậy niềm tin giữa các quốc gia

Phát biểu tại phiên họp toàn thể có chủ đề “Thách thức trong việc giải quyết xung đột”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ lo ngại một số nước đang áp dụng tiêu chuẩn kép trong quá trình theo đuổi lợi ích quốc gia, từ đó làm gia tăng nguy cơ đối đầu và xung đột vũ trang.

Đề cập tình hình căng thẳng ở biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảnh báo những hành động đơn phương ở đó có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang trong tương lai.

Thượng tướng cũng nhấn mạnh những xu hướng đáng lo ngại ở Đông Á có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được giải quyết hợp lý.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng nhấn mạnh sự hợp tác và cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột. Thượng tướng kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp, bất đồng dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bằng các biện pháp hòa bình, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải, hàng không bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: IISS

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: IISS

Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài tại Đối thoại Shangri-La, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay sự phức tạp ở biển Đông thời gian gần đây có hai điểm đáng chú ý: Thứ nhất là nó thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều của dư luận quốc tế với chiều hướng chủ đạo là mong muốn xác lập một môi trường hòa bình ở khu vực này; thứ hai là những hoạt động quân sự hay mang tính chuẩn bị cho hoạt động quân sự ở biển Đông là những dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế cần phải hết sức quan tâm chú ý, bởi nếu không quan tâm thì tình hình ở đây sẽ trở nên xấu đi.

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam mong muốn các quốc gia tìm ra những giải pháp để giảm bớt căng thẳng trong khu vực, không để những căng thẳng ở biển Đông biến thành xung đột, cùng nhau phát triển hòa bình.

Trả lời câu hỏi của báo Nhật Bản Asahi Shimbun về việc Trung Quốc thường xuyên tuyên bố hợp tác với các nước ASEAN nhưng vẫn không ngừng tôn tạo, bồi đắp các bãi đá ở biển Đông, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng những hành động đó làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc; các nước cần có tiếng nói chung cho thấy cộng đồng quốc tế quan ngại về các hành động này của Trung Quốc.

Theo Người lao động

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...

Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19
Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ đặt ra một thách thức vô cùng nguy hiểm đối với châu Á, do mật độ dân số và chi tiêu chăm sóc sức khỏe của khu vực thấp hơn so với phần còn lại của thế giới phát triển.