Thứ Bảy, 18/02/2017 07:37 (GMT+7)
Anh đối mặt nhiều khó khăn nếu Brexit không thỏa thuận
Anh sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men nếu rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận chuyển đổi, gây tắc nghẽn tại các cảng và “biên giới cứng” ở Ireland, tờ The Sun Times trích dẫn các tài liệu chính thức của chính phủ bị rò rỉ cho biết.
Một người dân phản đối Brexit trước văn phòng Nội các ở London, Anh. ẢNh: Reuters
Theo The Sun Times, các dự báo do Văn phòng Nội các biên soạn đưa ra các dư chấn có khả năng nhất của một Brexit không thỏa thuận. Theo đó, có tới 85% các xe tải sử dụng các kênh lưu chuyển chính "có thể chưa sẵn sàng" đối với hải quan Pháp, có nghĩa là tình trạng gián đoạn tại các cảng có khả năng kéo dài đến 3 tháng trước khi lưu lượng luân chuyển được cải thiện.
Chính phủ cũng tin rằng một “biên giới cứng” giữa tỉnh phía bắc của Cộng hòa Ireland và Vương quốc Anh sẽ có khả năng xảy ra vì các kế hoạch hiện tại để tránh kiểm tra rộng rãi không bền vững, Times cho biết. "Được tổng hợp trong tháng này bởi Văn phòng Nội các với tên Chiến dịch Yellowhammer, hồ sơ cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về kế hoạch đang được chính phủ thực hiện để ngăn chặn sự sụp đổ thảm khốc trong cơ sở hạ tầng của quốc gia", Times đưa tin.
“Tài liệu này rất đáng chú ý vì nó đưa ra đánh giá toàn diện nhất về sự sẵn sàng của Vương quốc Anh đối với Brexit không thỏa thuận." Vương quốc Anh đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp trong nước và cuộc đối đầu với EU khi Thủ tướng Boris Johnson đã nhiều lần tuyên bố sẽ rời khỏi khối vào ngày 31/10 mà không có thỏa thuận trừ khi hai bên đồng ý đàm phán lại các điều khoản trong thoả thuận Brexit.
Sau hơn ba năm Brexit trở thành vấn đề hàng đầu của EU, khối này đã nhiều lần từ chối đàm phán lại thoả thuận Brexit, trong đó có điều khoản bảo đảm biên giới Ireland mà người tiền nhiệm của Thủ tướng Johnson, bà Theresa May, đã đồng ý vào tháng 11/2018.
Theo Sunday Times, Thủ tướng Johnson đang chịu áp lực lớn từ các chính trị gia muốn ngăn chặn sự ra đi vô trật tự, với nhà lãnh đạo phe đối lập Jeremy Corbyn tuyên bố sẽ hạ bệ chính phủ của Thủ tướng Johnson vào đầu tháng 9 để trì hoãn Brexit. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các nhà lập pháp có sự thống nhất hay có đủ quyền lực để sử dụng quốc hội Anh nhằm ngăn chặn sự ra đi không có thỏa thuận hay không. Đây có thể được coi là động thái quan trọng nhất của Vương quốc Anh kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Những người phản đối Brexit không thỏa thuận cho rằng sẽ là một thảm họa đối với một quốc gia từng là một trong những nền dân chủ ổn định nhất của phương Tây. Một “cuộc ly hôn” vô trật tự sẽ làm tổn thương tăng trưởng toàn cầu, tác động tới thị trường tài chính và làm suy yếu tuyên bố London là trung tâm tài chính ưu việt của thế giới. Những người ủng hộ Brexit nói rằng có thể có sự gián đoạn ngắn hạn từ Brexit không có thỏa thuận nhưng nền kinh tế sẽ phát triển mạnh nếu được giải thoát khỏi những gì họ đưa ra như một thử nghiệm cam kết trong hội nhập dẫn đến việc châu Âu tụt hậu so với Trung Quốc và Hoa Kỳ như hiện nay.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)