Thứ Hai, 14/08/2017 10:37

Áp lực tạo động lực

Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) vừa được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua ngày 12/2, với số phiếu ủng hộ cao.

Công ty CP Dệt may Huế tặng 50.000 khẩu trang phòng chống dịch coronaCông ty CP Dệt May Huế diễn tập phương án chữa cháyCông ty CP Dệt May Huế phấn đấu đạt doanh thu từ 2.000- 3.500 tỷ đồng

Điều này không chỉ mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này, mà còn là động lực để Việt Nam tái cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng, tác động mạnh mẽ đến tính bền vững của nền kinh tế nước ta.

Những tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ rõ trong những ngày vừa qua. Đó là tình trạng hàng hóa không xuất khẩu được sang Trung Quốc qua đường bộ, nhất là mặt hàng nông sản, khiến nông dân điêu đứng. “Chiến dịch” giải cứu nông sản lại tiếp diễn. Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp đối diện nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, ảnh hưởng đến các đơn hàng và nếu dịch bệnh kéo dài thì việc đóng cửa nhà máy sẽ hiện hữu. Điều này cho thấy, việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường (như Trung Quốc) thì nền kinh tế sẽ phát triển thiếu bền vững, dễ bị tổn thương khi có biến động về chính trị, dịch bệnh, thiên tai… Đây vừa là thách thức, vừa là động lực để Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.

Không chỉ Việt Nam, COVID-19 cũng tác động tiêu cực đến nhiều nền kinh tế lớn với các mức độ khác nhau, như Nhật Bản, Hàn Quốc. Một số nhà máy lớn ở các quốc gia này cũng phải tạm dừng sản xuất do thiếu thiết bị, linh kiện nhập từ Trung Quốc. Điều này cho thấy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là xu thế tất yếu, nhưng quốc gia nào càng chủ động và phát triển có tính bền vững thì càng giảm được tác động tiêu cực của biến động thị trường thế giới.

Trở lại với EVFTA, hiệp định được đánh giá mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho Việt Nam nhưng đi kèm đó là những thách thức không nhỏ. Theo các chuyên gia kinh tế, điều thuận lợi nhất, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) là hai thị trường mang tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nên cả hai bên sẽ khai thác được lợi thế riêng có để sản xuất và xuất khẩu vào thị trường của nhau. Hàng hóa phổ biến nhất của châu Âu được bán ở Việt Nam là ô tô, máy bay, thiết bị máy móc, dược phẩm. Trong khi đó, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU là giày dép, dệt may, thủy sản, nông sản…

Theo đánh giá, EVFTA có khả năng sẽ được hai bên phê chuẩn và có hiệu lực ngay trong nửa đầu năm 2020. Khi đó, ngay lập tức, EU dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này; Việt Nam xóa bỏ 48,5%, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ…

Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam khi hiệp định có hiệu lực. Thách thức lớn nhất, ngoài việc Nhà nước sớm hoàn thiện về mặt thể chế thì bản thân các doanh nghiệp ngoài nâng cao năng lực sản xuất cần quan tâm triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quản lý về chất lượng sản phẩm, môi trường, thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, người lao động theo thông lệ quốc tế...

 Có thể lấy kinh nghiệm của Công ty CP Dệt may Huế khi tham gia xuất khẩu vào thị trường châu Âu là ví dụ. Ngoài các hệ thống quản lý chất lượng, nhiều năm nay, công ty đã áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 (tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Tiêu chuẩn này nhiều DN ở nước ta chưa thực sự quan tâm, nhưng nó được xem là “giấy thông hành”, là yêu cầu bắt buộc của các khách hàng châu Âu, châu Mỹ…

Áp lực sẽ tạo động lực. Trước thách thức giữ mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 và triển vọng EVFTA đem lại, cùng với sự điều hành linh hoạt, chủ động của Chính phủ, từng doanh nghiệp, doanh nhân cũng cần chủ động tái cơ cấu sản phẩm, thị trường để tận dụng các lợi thế mà các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta.

Hoàng Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV

Các nước CLMV gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ đạt được đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm 2023; song vẫn ở dưới mức tiềm năng tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo một báo cáo vừa được Trung tâm tình báo kinh tế tại Ngân hàng thương mại Siam (SCB EIC) của Thái Lan công bố.

Tiếp thêm động lực để thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ
Tiếp thêm động lực để thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ

Sau tết nguyên đán, 1.250 thanh niên ưu tú trên toàn tỉnh chuẩn bị thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) háo hức chuẩn bị cho ngày hội tòng quân. Chính quyền địa phương đã quan tâm thăm hỏi, động viên thân tình, sự vào cuộc kịp thời, chu đáo của các cấp, ngành, đoàn thể, góp phần tiếp thêm động lực, giúp anh em thanh niên sẵn sàng tâm thế gia nhập quân ngũ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Tạo những động lực phát triển mới
Tạo những động lực phát triển mới

Kêu gọi và tìm chọn được những nhà đầu tư vừa có tâm, vừa có tầm, tạo những động lực phát triển mới là chìa khóa giúp Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vững.