Thứ Bảy, 26/03/2016 08:13

ASEAN: Nhiều tiềm năng cho mạng xã hội thương mại điện tử

Theo định nghĩa của Scribd, mạng xã hội thương mại điện tử (S-commerce) về cơ bản sử dụng mạng truyền thông xã hội làm nền tảng cho các mục đích thương mại điện tử. Các doanh nghiệp sẽ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho việc kinh doanh thương mại điện tử và kết nối với khách hàng hoặc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

“Nhà báo và mạng xã hội”Facebook bắt đầu “chấm điểm” người dùngSẽ có trang mạng xã hội “Làm cho Huế đẹp hơn”

Mạng xã hội thương mại điện tử mang đến nhiều thuận tiện cho cả người bán và người mua. Ảnh: PayPal

Tiềm năng

Với sự tăng trưởng dân số nhanh chóng hàng năm, Đông Nam Á hiện là một trong những khu vực lớn nhất về lượng người dùng Internet. Năm ngoái, các nước ASEAN ghi nhận đến 80 triệu người dùng Internet mới. Theo wearesocial, hiện 72 triệu người ở Đông Nam Á đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram hay các nền tảng khác. Điều đó cho thấy, ASEAN có nhiều lợi thế để phát triển mạng xã hội thương mại điện tử, do người dân sử dụng internet và các phương tiện truyền thông xã hội khá thường xuyên.

Thống kê cho thấy, hàng tỷ USD đã được đổ vào việc xây dựng các chợ thương mại điện tử như Lazada, Tokopedia và TaoBao để giúp các cá nhân và chủ cửa hàng bán sản phẩm trực tuyến. Hay đơn giản hơn, việc bán hàng thông qua các mạng xã hội như Instagram và WhatsApp cũng đang gia tăng nhanh chóng trên khắp châu Á.

Theo báo cáo gần đây của PayPal, có tới 95% người bán hàng ở Thái Lan xem truyền thông xã hội là nền tảng kinh doanh rất khả thi. Từ đó, Thái Lan trở thành quốc gia nắm bắt mạng xã hội thương mại điện tử cao nhất trong số các nước ASEAN. Công dân nước này thường xuyên mua hàng hóa thông qua phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Instagram. Sau Thái Lan, Malaysia và Indonesia cũng đang cố gắng thích ứng với xu hướng thương mại điện tử mới này. Đó là lý do tại sao thương mại điện tử ở Đông Nam Á có thể vượt mặt các khu vực khác, trong đó mạng xã hội thương mại ở đây có tiềm năng rất lớn.

Thuận tiện

Mạng xã hội thương mại rất dễ sử dụng và dễ thích nghi cho cả nhà cung cấp và khách hàng. Ngoài ra, nó sẽ tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. Ví dụ, nếu khách hàng có bất kỳ khiếu nại và đề xuất nào, họ không cần phải đến văn phòng để trao đổi và giải quyết. Bằng cách áp dụng mạng xã hội thương mại, khách hàng có thể khiếu nại hoặc đề xuất bất cứ điều gì họ muốn mà không phải mất nhiều thời gian và thủ tục.

Đáng chú ý, sử dụng mạng xã hội thương mại có thể giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh SEO (tối ưu hoá công cụ tìm kiếm) hoặc tăng lưu lượng truy cập trên các trang web của công ty. Một khi khách hàng hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ nhận xét, thích và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng dịch vụ đó trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nói tóm lại, mạng xã hội thương mại ở Đông Nam Á có vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp thương mại điện tử. Mạng xã hội thương mại sẽ là một trong những xu hướng thương mại điện tử hàng đầu ở khu vực này. Thực tế, phương tiện truyền thông xã hội sẽ tiếp tục phát triển dần trong ngành công nghiệp thương mại điện tử.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ KRAsia & Thepaymentgateway)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.