Thứ Hai, 28/11/2016 07:16

ASEAN với nỗ lực xử lý ô nhiễm chất thải nhựa

Tham gia ký kết Công ước Basel, một hiệp ước kiểm soát sự di chuyển chất thải nguy hại từ nước này sang nước khác, 10 quốc gia thành viên ASEAN được cho là sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc bổ sung chất thải nhựa vào Công ước Basel hồi đầu tháng này.

ASEAN chung tay chống rác thải nhựa đại dươngThái Lan cấm sử dụng nhiều loại nhựa từ cuối năm 2019Thái Lan ngưng nhập khẩu phế phẩm nhựa từ năm 2020Sự thật tàn khốc: 90,5% phế phẩm nhựa không được tái chế

Người dân đứng cạnh dòng kênh bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải nhựa ở Manila, Philippines. Ảnh: AFP

Là một vấn đề môi trường lớn của toàn cầu, ô nhiễm chất thải nhựa đã đạt đến mức nghiêm trọng với ước tính hiện có khoảng 100 triệu tấn nhựa trong các đại dương, trong đó 80%-90% đến từ các nguồn trên đất liền, theo trang web của Công ước Basel. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở ASEAN, khi việc nhập khẩu nhựa phế thải từ các quốc gia giàu có vào khu vực đã tăng mạnh sau lệnh cấm nhập khẩu rác thải của Trung Quốc vào đầu năm 2018. Dữ liệu của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ cho thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, gần một nửa chất thải nhựa được xuất khẩu từ Mỹ để tái chế đã được chuyển đến Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.

Chất thải nhựa hỗn hợp hoặc bị ô nhiễm rất khó hoặc thậm chí không thể tái chế, dẫn đến một lượng lớn chất thải này kết thúc ở các sông và đại dương, hoặc bị đốt cháy. Dự thảo sửa đổi Công ước Basel cho phép các quốc gia có quyền từ chối chất thải nhựa không mong muốn hoặc không thể quản lý được, và đó là một động thái giúp điều chỉnh thương mại toàn cầu về chất thải nhựa một cách tốt hơn, minh bạch hơn và đảm bảo rằng việc quản lý chất thải nhựa an toàn hơn cho con người và môi trường.

Thực tế, ô nhiễm sông và đại dương không phải là vấn đề mới ở Đông Nam Á nhưng tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn vì sự gia tăng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả nước và các dịch vụ hệ sinh thái liên quan. Nhiều con sông trong khu vực bị ô nhiễm nặng với chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp, do đó làm cho Chỉ số chất lượng nước (WQI) đạt đến mức không an toàn.

Những con sông ô nhiễm nhất ở Đông Nam Á

Các vật thể nguy hiểm không thể tái chế như chai nhựa và dép cao su thường được tìm thấy trôi nổi trên các sông trong khu vực. Rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt độc hại được thải ra với số lượng lớn vào các dòng sông và cuối cùng sẽ trôi ra biển.

Mức độ ô nhiễm ở các dòng sông tại Manila cao đến mức chúng có thể được coi là những dòng cống mở. Nguyên nhân chính là chất thải sinh hoạt chưa được xử lý chảy trực tiếp vào các mạch nước và theo thống kê chính thức, chỉ có 20%-30% hộ gia đình ở thành phố được kết nối với hệ thống thoát nước. 70% còn lại có bể tự hoại, trong nhiều trường hợp rò rỉ chất thải của con người vào các mạch nước ngầm.

Một con sông ô nhiễm nghiêm trọng khác trong khu vực là sông Citarum chảy qua tỉnh Tây Java của Indonesia. Là một nguồn tài nguyên quan trọng hỗ trợ việc cấp nước, hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và sản xuất điện nhưng hiện tại nó chứa đầy hàng tấn chất thải sinh hoạt và công nghiệp, với chỉ số thủy ngân trong dòng sông cao gấp 100 lần so với mức cho phép.

Ngoài ra, một số con sông khác trong khu vực đang phải đối mặt với ô nhiễm gồm có sông Irrawady ở Myanmar, Chao Phraya ở Thái Lan và sông Kinabatangan ở Malaysia. Nguyên nhân và hậu quả của sự ô nhiễm giữa những con sông này cũng tương tự nhau và cũng giốngnhuw những con sông được đề cập ở trên.

Làm thế nào để cải tạo và phục hồi?

Tuần trước, truyền thông Malaysia đưa tin nước này đã bắt đầu gửi trả lại một số chất thải cho nước xuất xứ. Năm ngoái, Malaysia đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu chất thải nhựa vĩnh viễn và cho biết sẽ xoá bỏ việc nhập khẩu các loại nhựa khác vào năm 2021. Việt Nam cũng đã cấm cấp giấy phép nhập khẩu chất thải nhựa và Thái Lan cũng sẽ ngừng  nhập khẩu chất thải nhựa vào năm 2021.

Để xử lý rác thải nhựa và thúc đẩy cách tiếp cận hiệu quả để phát triển đô thị bền vững, các nhà hoạch định chính sách cần phải hợp tác với khu vực tư nhân và cộng đồng tài trợ quốc tế để xây dựng khung pháp lý và cơ chế thực thi có liên quan.

Cũng cần phải bắt đầu các nghiên cứu toàn diện về định giá các lợi ích liên quan đến nước và làm nổi bật giá trị thực tiễn của việc cải thiện chất lượng nước. Ngoài ra, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng và các chương trình tiếp cận cộng đồng sẽ trải qua một chặng đường dài trong việc đảm bảo các cộng đồng nhận ra lợi ích của việc giữ cho các con sông và đại dương ở ASEAN không bị ô nhiễm.

Tố Quyên (Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.