Thứ Tư, 06/07/2016 10:45

Aza và tết sớm ở vùng cao

Tôi đã có dịp tham gia lễ hội Aza. Trường Sơn cuối năm lặng ngắt nhưng đến với lễ hội, ta lại có một cảm giác ấm áp đến lạ lùng.

Đúng vào ngày 20/12 (tức 14/11 âm lịch), khi mà năm mới 2019 cận kề và sắc đông đang ngập tràn muôn nơi thì A Lưới khai mạc lễ hội Aza Knoonh tại làng A Năm, xã Hồng Vân. Còn được gọi là lễ hội đầu mùa, là tết cơm mới, Aza Knoonh không chỉ thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, sự biết ơn đến mẹ của các giống cây trồng, đặc biệt là mẹ cây lúa của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây mà còn là lời cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, đem lại mùa màng bội thu cho năm sau.

… Chuyện rằng vào thời xưa ấy, người ta dùng mõ tre hoặc trống da dê để đánh báo hiệu, khi đó, người làng còn ít và ở quanh nhà trưởng làng. Nay, do người làng đông hơn và đến ở những chỗ xa hơn, vì vậy, phải dùng kẻng mới báo hiệu được. Sau tiếng kẻng ngân vang, nhà nhà trong làng thắp hương, đốt đèn và bắt đầu cúng thần linh. Và, sau nghi lễ là hội làng. Già làng đánh chiêng trong sự hoà điệu, hoà nhịp bởi tiếng trống da dê của một thanh niên khác. Vừa dứt giai điệu chiêng - trống, nam thanh nữ tú bắt đầu đi vòng quanh nơi cúng giàng của làng và múa điệu pơchiêngcoon…

Aza Knoonh mới chỉ là một, còn có một lễ hội Aza nữa, được gọi là Aza Kăn. Điểm khác nhau nằm quy mô. Aza Knoonh có tầm cấp làng và khách mời không chỉ con cháu trong làng, mà còn có các già làng, trưởng bản, trưởng họ, bạn bè, thân hữu các làng bên. Còn Aza Kăn có phạm vi giới hạn trong họ hàng, gia đình và bản làng. A Năm chỉ là một làng. A Lưới có hàng trăm bản làng và hãy tưởng tượng, mùa này tưng bừng lễ hội Aza.

Tôi đã có dịp tham gia lễ hội Aza. Trường Sơn cuối năm lặng ngắt nhưng đến với lễ hội, ta lại có một cảm giác ấm áp đến lạ lùng. Một thế giới với những nghi lễ mang đậm tính hồng hoang như mở rộng trước mắt và đối với một người khách lạ đó là một khám phá thú vị, từ cách ăn mặc, cái bắt tay chào hỏi, tiếng trống và tiếng chiêng ngân vang cho đến những món ăn dân dã có tên gọi khó quên, như aquat. Trên hết, đó là sự hòa nhập đến kỳ lạ. Đó là lúc khi mà men rượu đã ngấm nồng, tiếng cồng đã vang lên, thì vượt qua những ngại ngùng ban đầu, khách chủ, già trẻ, gái trai cùng quên đi mọi thứ để nhảy múa hát ca.  

Nhiều năm nay, A Lưới đã có sự chú ý đến phát triển du lịch. Aza được xem là một sản phẩm du lịch đặc sắc và thời điểm các bản làng vào hội là mùa cao điểm của hoạt động du lịch nơi đây. Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xem xét đưa lễ hội Aza và dệt zèng của huyện A Lưới, là hai trong số 19 danh mục di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của địa phương này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Còn chọn làng A Năm tổ chức lễ hội Aza Knoonh 2018 là cách để ngành văn hóa thể thao và chính quyền địa phương cố gắng phục hồi nguyên mẫu để bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của lễ hội văn hóa này. Nó được xem là cấp thiết, bởi hiện còn rất ít những già làng, trưởng bản am tường lễ hội Aza.

Và tôi ở Huế vào những ngày này đã nghe ai đó nao nức rủ nhau, lên A Lưới xem lễ hội Aza mà lòng rộn rã một niềm vui…

Đan Duy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khúc bi hùng ở Hà Trữ
Khúc bi hùng ở Hà Trữ

LTS: Cách đây 55 năm, đúng vào ngày 28/3/1968 (nhằm ngày 30 tháng hai năm Mậu Thân) tại Hà Trữ (Phú Vang) đã xảy ra một cuộc thảm sát do máy bay Mỹ phối hợp với Tiểu đoàn 21 thuộc Liên đoàn I Biệt động quân của quân đội Sài Gòn thực hiện. Để bạn đọc hiểu sự tàn nhẫn của chiến tranh mới yêu quý và trân trọng giá trị của hòa bình hôm nay, Báo Thừa Thiên Huế trân trong giới thiệu bài viết của tác giả Phạm Hữu Thu.

Tiếng Anh cho học sinh vùng cao, vừa dạy vừa gỡ khó
Tiếng Anh cho học sinh vùng cao, vừa dạy vừa gỡ khó

Điểm thi môn tiếng Anh của Thừa Thiên Huế vẫn không cải thiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vừa qua. Một trong những nguyên nhân là do có nhiều điểm thấp đến từ học sinh dân tộc ít người ở các huyện vùng cao Nam Đông và A Lưới. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cần có sự đổi thay trong dạy và học môn tiếng Anh.

Thời tiết ngày mùng 3 Tết Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm
Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm ngày 24/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo
Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo

Đối với trẻ ở lại điều trị, đón tết tại bệnh viện là một thiệt thòi lớn. Nhiều tấm lòng, nhiều cánh tay chìa ra giúp bệnh nhi vui vẻ, lạc quan tiếp sức cho các em trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.