Thứ Năm, 11/06/2015 14:32

Ba anh em ruột cùng học đại học Y Dược Huế

Sân Trường đại học Y Dược Huế. Ba sinh viên đang chuyện trò vui vẻ ngay gần cổng trường. Một cô gái và hai chàng trai. Cả ba nhìn đều thông minh, sáng sủa và rất giống nhau.

Trường ĐH Y Dược gặp mặt và chúc mừng ngày Báo chí Việt NamY đức từ những điều nho nhỏTrường đại học Y Dược Huế: Điểm sáng trong nghiên cứu khoa học & hợp tác quốc tế

Tôi đoán họ là ba anh em ruột nên đến hỏi chuyện. Đúng vậy, Huỳnh Văn Đức là anh đầu, sinh năm 1995, Huỳnh Văn Phát thua anh trai một tuổi và Huỳnh Thị Ny, sinh năm 1999, quê ở xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang.

Ba anh em Đức - Phát - Ny

Cả hai anh em Đức và Phát đều học năm thứ tư. Đức học lớp Y4N. Phát học Kỹ thuật xét nghiệm 4. Đức chỉ vào cậu em trai, “ hắn” đuổi kịp em là vì năm thứ nhất, em thi Đại học Bách khoa Đà Nẵng với 25 điểm. Là sinh viên giỏi, được học bổng, nhưng em thích trở thành bác sĩ, nên học hết năm một em nghỉ học, thi vào y khoa. Em nguyên là học sinh chuyên toán Trường PTTH chuyên Quốc Học". Cô em gái vừa thi đậu đại học năm nay : 27, 25 điểm, học lớp Y1-5. Mười hai năm học, Ny đều đạt học sinh giỏi. Ngày còn học phổ thông, hai anh em Phát và Ny học Trường THCS Vinh Xuân. Nhà cách xa trường 13km. "Chúng em vừa học, vừa giúp cha mẹ vá lưới. Cứ mỗi lần đưa cá về, sau 3 ngày nghỉ ngơi, ba em lại ra khơi nên chúng em phải vá lưới cho kịp. Cố gắng nhớ bài lúc thầy, cô giáo giảng ở lớp. Chỉ học bài vào ban đêm, lúc sau 9 giờ, không có điều kiện học thêm như những người khác, nhưng thương cha mẹ vất vả, hàng ngày cha phải ra khơi đánh bắt cá để nuôi các con ăn, học nên cả ba  anh em đều cố gắng học giỏi để thi đỗ vào đại học", Phát nói. Đức cho biết thêm: "Cả nhà em ai cũng giỏi toán. Riêng em ngày học phổ thông còn thích môn sử và địa lý. Hai môn đó lúc nào em cũng đạt trên 8 phẩy”.

Theo các em về phòng trọ. Phòng có một chàng trai ở chung với Đức và Phát. “Đây là cậu ruột em, tên là Nguyễn Văn Thơi, cùng là sinh viên y khoa, năm thứ 4, ngành y học dự phòng”, Phát giới thiệu. Ba anh em nói chuyện với tôi cởi mở hơn. Khi hỏi về hoàn cảnh gia đình, khuôn mặt của ba anh em bỗng chùng xuống. Đức nói: “Ba của chúng em làm nghề đánh bắt cá trên biển. Mấy mẹ con em chỉ trông chờ vào sức lao động của ba. Ba em bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bị bệnh da liễu. Sau vụ Formosa đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình...”.

Thơi cũng trạc bằng tuổi Phát, nhưng là cậu của các cháu nên nhìn chững chạc hơn. “Chị em cũng do lao động nhiều nên bị bệnh trượt cột sống, không làm việc được. Cả ba cháu thi đậu vào trường đại học danh giá, anh chị em mừng lắm, nhưng cũng rất lo về tiền học và chi phí nhiều khoản khác”. Thơi xót xa. Tôi biết học đại học y khoa khá tốn kém. Học phí cho ba người một học kỳ là 18 triệu đồng. Mua tài liệu, dụng cụ học tập giá khá cao. Có những quyển sách trên 500.000 đồng. Rồi tiền thuê phòng trọ, tiền ăn, tiền sinh hoạt…

Bữa cơm được dọn ra với vài con cá nục kho, dĩa rau muống luộc. Nhưng nhìn ba anh em ăn cơm ngon miệng và nói chuyện vui vẻ, tôi cảm thấy vui lây. Dọn dẹp xong phòng cũng đã 1 giờ chiều, Ny vội vàng chào tôi  rồi dắt xe ra cổng. Đức và Phát nhìn theo em gái với ánh mắt thân thương. Đức bảo với tôi: "Hôm ni thứ bảy, được nghỉ học hai ngày cuối tuần, Ny về vá lưới giúp ba mẹ. “Hắn” là một trong những tay vá lưới giỏi trong xã em đó".

Tôi nhìn theo Ny, cô gái có vẻ đẹp dịu dàng, phúc hậu. Lòng vừa nể phục về tấm gương học giỏi, vừa cảm thông sâu sắc về hoàn cảnh kinh tế của gia đình các em. Tôi biết, Trường đại học Y Dược Huế luôn thực hiện tốt việc vận động, quyên góp tiền để tài trợ học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tôi nghĩ, sẽ có ngày, các em sẽ nhận được phần học bổng ấy.

Bài, ảnh: Đinh Hoàng Xuân Hồng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển tài năng trẻ cùng trường chuyên Khoa học
Phát triển tài năng trẻ cùng trường chuyên Khoa học

Trường THPT chuyên Khoa học (trực thuộc Trường đại học Khoa học Huế) rất tự hào khi mới đây, Ngô Đức Phước đạt huy chương Bạc và Thái Hồng Anh đạt huy chương Đồng của cuộc thi Olympic Toán tiếng Anh SEAMO quốc gia. Hiện, cả hai đang tập trung chuẩn bị cho kỳ thi quốc tế diễn ra vào đầu năm 2023.

Giáo viên lớn tuổi chạy đua cùng công nghệ
Giáo viên lớn tuổi chạy đua cùng công nghệ

Ở độ tuổi U50, nhiều giáo viên đã có những trang giáo án được thiết kế đẹp mắt và dày dặn. Họ đã xây dựng tác phong mới đầy năng động của người thầy khi hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số.

Sát cánh bên dân
Sát cánh bên dân

Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh hay bất cứ việc gì dân cần đều có sự xuất hiện kịp thời của người Chỉ huy trưởng cùng lực lượng dân quân xã. Đó là anh Phan Văn Đức, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.