Thứ Ba, 28/04/2020 18:38

Bàn giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 28/10, tại TP. Huế, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (TCGDNN), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện nội dung về GDNN thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), giai đoạn 2021-2025 tại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung-Tây nguyên.

Bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 150 nhân viên khách sạnTrao giải cho các tác giả, nhóm tác giả dự thi thiết bị đào tạo tự làm18 thiết bị của 45 tác giả tham gia hội thi thiết bị đào tạo tự làm5.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh"

Dự hội nghị có ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng TCGDNN, Bộ LĐ-TB&XH; ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo ban, ngành đơn vị liên quan các tỉnh, thành trong khu vực nói trên...

Bà Khương Thị Nhàn,Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ LĐ-TB&XH) chia sẻ thông tin tại hội nghị 

Hiện nay trong các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 thì lĩnh vực GDNN được phê duyệt 3 tiểu dự án (DA). Cụ thể, tiểu DA 1: "Phát triển GDNN vùng nghèo, vùng khó khăn" thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đọan 2021-2025. Mục tiêu của tiểu DA này là phát triển GDNN về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo, gắn kết chặt chẽ GDNN với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.Đối tượng tham gia là người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và người lao động có thu nhập thấp...

Tiểu DA này được xây dựng 5 nội dung hoạt động, như tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện cho cơ sở GDNN; xây dựng các chuẩn về GDNN: khảo sát thống kê, dự báo nhu cầu học nghề, truyền thông, hướng nghiệp; phát triển mô hình gắn GDNN với doanh nghiệp; đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo...Tổng kinh phí đã phê duyệt 15.300 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 3.300 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 12.000 tỷ đồng); trong đó, ngân sách Trung ương 7.000 tỷ đồng, địa phương 4.800 tỷ đồng; nguồn vốn khác 3.500 tỷ đồng.

Tiểu DA 3 "Phát triển GDNN và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) thuộc CTMTQG phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030; riêng giai đoạn đoạn 1 ( 2021-2025), mục tiêu của tiểu DA 3 là mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN, góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN. Đối tượng tham gia là người lao động dân tộc kinh và vùng đồng bào DTTS và MN thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Chính phủ phê duyệt; các cơ sở GDNN, cơ quan quản lý GDNN ở vùng đồng bào DTTS và MN...

Tiểu DA 3 có các nội dung hoạt động, như xây dựng các mô hình đào tạo nghề; hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ người lao động vùng đồng bào DTTS và MN để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; chuẩn hóa kỹ năng lao động và kết nối hiệu quả đào tạo, giải quyết việc làm; tăng cường trang thiết bị, phương tiện dạy nghề; tuyên truyền hướng nghiệp, khởi nghiệp... Kinh phí phê duyệt hơn 12.620 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương hơn 7.614 tỷ đồng; địa phương hơn 5.006 tỷ đồng.

Giáo dục nghề nghiệp tại Thừa Thiên Huế

Nội dung 09 "Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu thị trường; hỗ trợ thúc đẩy, phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn" thuộc nội dung thành phần 03 trong CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu hướng đến của nội dung này có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về thu nhập; 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí 12 về  lao động...; có ít nhất 60% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ Tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 25% số huyện đạt chuẩn tiêu chí số 6 về kinh tế thuộc Bộ Tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao. Đối tượng tham gia là lao động thuộc khu vực nông thôn, khu vực đô thị hóa nằm trong độ tuổi lao động có trình độ, sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Kinh phí thực hiện nội dung này trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 2.455.255 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương 39.632 tỷ đồng, địa phương khoảng 156.743 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các chuyên gia trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, những cách làm, chính sách đang triển khai tại địa phương trong lĩnh vực GDNN; những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, phân luồng, tổ chức đào tạo, chế độ làm việc, chính sách đối với các doanh nghiệp khi tham gia công tác đào tạo nghề...

Tin, ảnh: Minh Thương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.