Thứ Ba, 02/02/2016 22:51

Bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ: Cần xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp

Chiều 2/8, tại buổi làm việc với chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành các hồ đập, thủy điện, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo phải đảm bảo an toàn tuyệt đối hồ thủy lợi, thủy điện, sẵn sàng ứng phó trước, trong mùa mưa bão.

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc BộDân lo lũ; Ban quản lý công trình: Yên tâm

Chưa có phương án ứng phó vỡ đập

Toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 6 hồ thủy điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3, công suất lắp máy 330,2MW (theo quy hoạch có 13 hồ thủy điện, tổng công suất lắp máy là 442,7MW). Hiện nay, trên địa bàn đang triển khai thi công 7 thủy điện với tổng công suất lắp máy 112,5MW gồm: A Lin B1, A Lin B2, A Lin Thượng, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, Sông Bồ và Thượng Nhật.

Nhà máy thủy điện Hương Điền đã ký kết cung cấp thông tin điều tiết xả lũ

Theo đánh giá của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN), qua kiểm tra trực quan, các hồ chứa nước thủy lợi chưa phát hiện sự cố lớn, các công trình đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, một số hạng mục phụ trợ bị hư hỏng, đập đất có hiện tượng sạt trượt mái và thấm nhẹ, các thiết bị cơ khí đã xuống cấp, một số công trình đường và công trình trên kênh xuống cấp chưa được đầu tư nâng cấp.

Đối với các hồ chứa nước thủy điện, các chủ đập đã tiến hành lắp đặt, bổ sung camera giám sát tại các vị trí thước nước thượng lưu đập, hạ lưu đập, tại các cửa tràn cho Văn phòng BCH PCTT&TKCN để kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo điều hành vận hành các hồ chứa nhất là trong mùa mưa lũ. Các chủ đập phối hợp với các địa phương rà soát, cảnh báo khi vận hành, xả lũ, tuyên truyền cho người dân cách phòng chống, xử lý tình huống khi xả lũ tăng cường; rà soát kiểm tra hệ thống các trạm đo mưa, thiết bị quan trắc, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý và dự báo phục vụ vận hành hồ chứa thủy điện. Các chủ đập cũng cập nhật phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn đập trình, xây dựng quy chế phối hợp giữa BCH PCTT&TKCN tỉnh với các nhà máy thủy điện.

Tại buổi làm việc, ông Phan Thanh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh văn phòng BCH PCTT&TKCN nêu thực trạng, một số hồ chứa nước thủy lợi đầu tư lâu năm hệ thống quan trắc lún, thấm, bắt đầu hư hỏng nhưng chưa có kinh phí khắc phục. Số lượng hồ đã đến thời hạn kiểm định cần thực hiện 53/56 hồ (trừ hồ Tả Trạch và hồ Thủy Yên) nhưng chưa được kiểm định do khó khăn về kinh phí thực hiện.

Quy trình vận hành liên hồ chứa nước trên lưu vực sông Hương quy định cụ thể việc phối hợp thông tin, báo cáo của chủ đập trong quá trình vận hành hồ chứa với các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn nhất là chất lượng hình ảnh từ camera giám sát không rõ nét ảnh hưởng đến công tác điều hành, quyết định vận hành hồ trong mưa lũ.. Hiện nay, chỉ có hồ thủy điện A Lưới xây dựng phương án vỡ đập, các hồ còn lại chưa xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp hồ chứa khi có sự cố vỡ đập; chưa xây dựng bản đồ ngập lụt theo các cấp báo động và kịch bản điều tiết hồ chứa. Việc cung cấp thông tin vận hành đến với người dân vùng hạ du còn chậm.

Tăng cường thông tin

Tại cuộc họp, các đại biểu tham dự đều chung quan điểm, công tác phối hợp thông tin và cảnh báo giữa chính quyền địa phương, chủ đập và các sở, ngành liên quan là yếu tố tiên quyết hạn chế thiệt hại khi mưa bão xảy ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy thủy điện Hương Điền thông tin, nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2011 theo quy định đã tiến hành kiểm định vào năm 2013, dự kiến vào năm 2020 sẽ tiến hành kiểm định lần 2. Thời gian qua, công ty tiến hành ký kết cung cấp thông tin điều tiết xả tràn với các xã vùng hạ du, thông tin về việc xả lũ tới người dân và các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông, các cơ sở nuôi trồng thủy sản, khai thác cát sỏi... để chủ động các biện pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn về người và tài sản. Đồng thời ký kết quy chế phối hợp với BCH PCTT&TKCN.

Ông Phan Thanh Hùng thì cho rằng nên đa dạng hình thức cung cấp thông tin đến người dân. Ngoài tăng thời lượng và tần suất đưa tin trên các phương tiện truyền thống, nhất là hệ thống phát thanh tại các phường, xã về việc xả lũ cần tận dụng lợi thế của mạng xã hội tạo sự lan tỏa thông tin. Trường hợp thông tin bị gián đoạn, cần cảnh báo thông qua hệ thống loa cầm tay với phương châm “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để cảnh báo trong những tình huống khẩn cấp. Tăng cường diễn tập công tác phòng chống lụt bão ở những vùng sung yếu.

Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ rõ, ngoài kinh nghiệm trong quản lý, vận hành các hồ chứa, thủy điện phải chủ động duy tu bảo dưỡng, kiểm định chất lượng công trình đảm bảo quá trình vận hành an toàn. Các đơn vị phải xây dựng được phương án ứng phó khi có sự cố khẩn cấp như: động đất, vỡ đập. Trong mưa lũ, công tác dự báo sự cố trong mưa bão hết sức quan trọng, vì thế, cần đẩy mạnh việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa làm cơ sở rà soát, điều chỉnh bổ sung các phương án ứng phó mưa lũ, kịp thời xử lý các tình huống bất thường. Công tác phối hợp giữa các đơn vị liên quan phải tiến hành thường xuyên, xây dựng phương án thông tin khi mất điện…

Hiện, một số đơn vị quản lý hồ đập vẫn chưa hoàn thành công tác trồng rừng thay thế, đề nghị triển khai nhanh, nếu không sẽ xây dựng các chế tài xử phạt. Đồng thời, các đơn vị đang vận hành cần báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo dự báo thu ngân sách trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.

Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn
"Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn"

Đó là chủ đề Năm An toàn giao thông (ATGT) 2023. Ý nghĩa của chủ đề này đang được các ban, ngành chức năng địa phương đặt lên hàng đầu, giúp người tham gia giao thông với ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, tạo môi trường giao thông an toàn.