Thứ Ba, 14/03/2017 14:45

Bão Faxai đánh gục mạng lưới điện già cỗi của Nhật Bản

Sự cố mất điện trên diện rộng tiếp tục xảy ra tại các khu vực gần thủ đô Tokyo 5 ngày sau khi một cơn bão mạnh quét qua. Điều này một lần nữa cho thấy điểm yếu của cơ sở hạ tầng già cỗi tại Nhật Bản.

Bão Faxai tràn vào Nhật, giao thông tê liệt nhiều nơiHoàng đế Naruhito đảm nhận vai trò người bảo hộ danh dự cho Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020Hơn 113 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực caoBiến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất thế kỷ 21Philippines: Ít nhất 126 người thiệt mạng do bão, lở đấtBão Mangkhut có thể gây ngập lụt tại 8 tỉnh của Thái LanHơn 113 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực caoPhilippines: Ít nhất 126 người thiệt mạng do bão, lở đấtBiến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất thế kỷ 21Bão Mangkhut có thể gây ngập lụt tại 8 tỉnh của Thái LanSau siêu bão và động đất, Nhật Bản tiếp tục đối mặt với rung chấn mạnhNhật Bản triển khai hành động ứng phó khi bão Jebi đổ bộ

Một phần của mạng lưới điện tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản bị hư hỏng nặng sau bão Faxai. Nguồn: AFP/TTXVN

Gần 170.000 hộ gia đình, chủ yếu ở tỉnh Chiba, vẫn chưa có điện vào tối thứ Sáu sau khi cơn bão Faxai đổ bộ vào khu vực này hôm thứ Hai với sức gió lên tới 216 km/h.

Hệ thống điện ban đầu dự kiến sẽ được khôi phục hoàn toàn vào ngày thứ Tư khi nhiệt độ khu vực thay đổi lên trên 32oC. Tuy nhiên đến nay kế hoạch đã bị đẩy lùi hai tuần, theo Tepco Power Grid, một thành viên của Tokyo Electric Power Co. Holdings.

Cơ sở hạ tầng truyền tải yếu kém là một phần lỗi cho sự cố này. Phần lớn các cột truyền tải điện hiện nay ở Nhật Bản được xây dựng vào những năm 1970. Các cột điện từng bị quật đổ bởi cơn bão gần đây ở thành phố Kimitsu, làm 100.000 hộ gia đình mất điện, vốn được xây dựng vào năm 1972.

Khoảng 6.000 đến 8.000 cột điện được xây dựng mỗi năm trong thập niên 1970, cao hơn nhiều so với số lượng khoảng 1.000 cột mỗi năm trong những năm 2000. Các cột điện ở Tokyo đang được công ty Tepco sử dụng có tuổi thọ trung bình 42 năm.

Một cách để bảo vệ lưới điện trước những cơn gió mạnh là xây dựng hệ thống ngầm. Nhưng nhiệm vụ này vô cùng tốn kém. Trong khi phục hồi chúng mất khoảng 20 triệu yên đến 30 triệu yên/km, xây dựng hệ thống cột ngầm lại có giá 400 triệu yên đến 500 triệu yên/km.

Dự toán chi tiêu cần thiết để tăng cường cơ sở hạ tầng chống chịu với thiên tai của Nhật Bản sẽ lên đến 195 nghìn tỷ yên (1,8 nghìn tỷ USD) trong 30 năm tới, theo ước tính của Chính phủ. Đây là một khoản tiền hề không nhỏ ở một quốc gia mà nợ công đã lên tới 1.000 nghìn tỷ yên.

Nhưng các cơn bão không phải là mối đe dọa duy nhất đối với mạng lưới điện của Nhật. Một trận động đất cũng gây ra mất điện trên hòn đảo phía Bắc Hokkaido vào tháng 9 năm ngoái khiến gần 3 triệu ngôi nhà không có điện.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.