Thứ Hai, 11/05/2015 08:33

Bão “rớt” số 13 diễn biến phức tạp, cần theo dõi sát

Trong khi cơn bão số 12 vừa tan đã khiến các tỉnh miền Trung thiệt hại và đau thương chồng chất, nếu cơn bão số 13 lại đổ bộ vào khu vực này, thì hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp bởi hiện tại, các hồ đập tại miền Trung đã vượt quá sức chịu đựng.

Ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia - nhận định về cơn bão số 13

Tuy nhiên, đến thời điểm này, bão số 13 di chuyển khá phức tạp, khó lường và “chưa thể khẳng định kịch bản cụ thể”.

Bão số 13 rất phức tạp, theo nhiều “kịch bản”

Trao đổi với báo giới, ông Lê Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - cho biết: Bão số 13 xuất hiện vào cuối mùa bão, trong thời gian không khí lạnh liên tục được tăng cường, nên diễn biến còn phức tạp và rất nguy hiểm, cần theo dõi, cập nhật thường xuyên. Dự báo cho thấy, đến ngày 11.11, bão sẽ mạnh lên cấp 9, ngày 12.11 sẽ tăng đến giai đoạn cực đại cấp 10 khi ở trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Thời điểm này rất quan trọng vì đang có 1 bộ phận không khí lạnh phía Bắc tràn về làm cho cơn bão di chuyển chậm lại, đổi hướng và quặt về phía Tây Nam, nhưng không khí lạnh cũng làm cho cơn bão suy yếu đi.

“Chúng tôi đang theo dõi tiếp và hi vọng cơn bão “cong xuống” và khi đến miền Trung Trung Bộ nước ta thì chỉ còn là ATNĐ hoặc chỉ là cơn bão cấp 8, sau đó hướng về đất liền nước ta ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tuy nhiên, tại thời điểm này chúng ta chưa thể khẳng định được cơn bão này có đổ bộ vào hay không, và có khả năng là cơn bão này suy yếu thành ATNĐ, sau đó giảm xuống thành áp thấp và ảnh hưởng của nó là chỉ gây mưa cho các vùng ven biển. Hy vọng như vậy, nhưng không loại trừ khả năng, nếu bão không chếch kịp thì có thể là ATNĐ cấp 6 khi đi vào bờ. Đây là những diễn biến phức tạp, bởi bão 13 là cơn bão cuối mùa và khi cuối mùa thì có 2 loại bão khác nhau: Một là, bão đi theo quỹ đạo Parabol như cơn Haiwan xảy ra cách đây 4 năm. Hai là, khi vào đất liền, gặp không khí lạnh tương tác bị cong xuống Tây Nam. Các cơn ão của tháng 11 thường như vậy nên đến thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định được bão số 13 dạng nào, dạng cong lên hay quặt xuống.” - Ông Lê Thanh Hải cho biết.

Cũng theo ông Lê Thanh Hải, rất nhiều khả năng cơn bão này sẽ tương tác với không khí lạnh sau đó giảm cấp, có thể hôm nay cấp 8, ngày 11 cấp 9, khi vào vùng biển phía Bắc của quần đảo Hoàng Sa sẽ đạt cường độ mạnh nhất là cấp 10 và gặp không khí lạnh sẽ cong xuống, sau đó giảm cấp xuống cấp 8, thậm chí đi càng sát vào vùng biển nước ta chỉ còn là ATNĐ… Tuy nhiên, đây chỉ là những giả thiết, cần tiếp tục theo dõi. Hiện tại, cảnh báo đáng lưu ý nhất chính là trên biển: Vùng biển phía Đông của giữa Biển Đông, Bắc Biển Đông cần lưu ý bão vào gây gió mạnh, đặc biệt là gió xoáy cấp 8-9. Tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, cần lưu ý vì khi bão vào đạt cấp mạnh nhất rất nguy hiểm. Mặt khác, không khí lạnh về gây mưa vừa, mưa lớn, nước sông hiện nay đang ở mức cao, nếu mưa lớn nữa sẽ lặp lại BĐ1-2, một số sông ở BĐ3. Tại khu vực miền núi, đặc biệt là vùng núi ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, nguy cơ sạt lở đất rất cao.

Chủ động ứng phó, tuyệt đối không lơ là, chủ quan

Tại cuộc họp khẩn ứng phó với bão số 13, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT Trần Quang Hoài yêu cầu các đơn vị thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác khắc phục hậu quả bão số 12 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị công tác khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão lũ cho các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên, nghiêm túc thực hiện các công điện phòng, chống bão. Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT Trần Quang Hoài nhấn mạnh: Do hoàn lưu bão số 12 gây mưa nhiều, úng ngập nhiều nơi, hiện nay hệ thống hồ chứa tại các tỉnh miền Trung đã quá tải, cần theo dõi và vận hành các hồ chứa phù hợp quy trình đảm bảo an toàn cho công trình, hạn chế ngập lụt cho hạ du, đặc biệt tại lưu vực sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, nơi đang diễn ra các hoạt động của hội nghị cấp cao APEC; bố trí lực lượng trực canh tại các hồ chứa xung yếu, các hồ chứa đã đầy nước. Triển khai phương án đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp trong trường hợp cần thiết. Khẩn trương khắc phục sự cố các hồ chứa tại Bình Định và Khánh Hòa. Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương tăng cường thời lượng các bản tin dự báo, trong đó tập trung nhận định sớm diễn biến của bão số 13 và dự báo lượng mưa để chủ động chỉ đạo, ứng phó.

Để ứng phó với bão số 13, ngày 10.11.2017, Bộ trưởng Bộ NNPTNT - Trưởng BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường đã ký Công điện số 89/CĐ-TW gửi Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các bộ, ngành và cơ quan truyền thông sẵn sàng thông tin tới người dân và cơ quan chức năng sẵn sàng mọi phương án để ứng phó với bão số 13 được coi là cơn bão mạnh, nguy hiểm. Đối với khu vực trên biển, ven bờ, Ban chỉ huy PCTT-TKCN địa phương cần thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo kịp thời cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm (Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương cần thường xuyên cập nhật các vùng nguy hiểm trên biển để tàu thuyền tránh). Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão trên các phương tiện thông tin, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão số 13 để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu tại bến, nhất là khu vực neo đậu quanh các đảo. Kiểm tra, rà soát sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với bão, mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng và đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, công trình hồ đập và khu vực hạ du, nhất là các hồ xung yếu, hồ nhỏ đầy nước, đặc biệt là ở những địa phương bị ảnh hưởng của đợt bão, mưa lũ vừa qua. Sẵn sàng các phương án, lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Bộ Công Thương, tính đến 7h ngày 10.11, có 47 hồ xả qua tràn, lưu lượng về hồ thủy điện các khu vực Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung tăng nhẹ; Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ giảm. Một số hồ đang xả lưu lượng lớn. Đối với hồ đập thủy lợi, đến 7h ngày 10.11, một số hồ chứa đang vận hành xả lũ lưu lượng lớn như: Tả Trạch (665m3/s), Nước Trong (155m3/s), Định Bình (410m3/s) để giảm áp lực cho các hồ chứa.

Theo Lao động

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

New Zealand Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland
New Zealand: Thiệt hại lên đến hàng triệu USD do lũ lụt gây ra ở Auckland

Sau trận lũ quét và lở đất nghiêm trọng vừa qua, thành phố lớn nhất New Zealand, Auckland, được dự báo sẽ hứng chịu thêm mưa lớn trong những ngày tới, các nhà chức trách của thành phố ngày 30/1 cho biết, trong bối cảnh các công ty bảo hiểm cũng đang tính toán chi phí cho sự kiện thời tiết có thể sẽ là là tốn kém nhất từ trước đến nay của đất nước.

Ứng phó đợt mưa trên 300mm
Ứng phó đợt mưa trên 300mm

Ngày 7/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có thông báo gửi các địa phương cảnh báo thiên tai, ứng phó với mưa lớn trên diện rộng.