Thứ Tư, 14/02/2018 16:26

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân

Theo các chuyên gia môi trường, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tính trung bình GDP cứ tăng thêm 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường và BĐKH sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP.

Hạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEAN

Lực lượng thanh nhiên tham gia thu gom rác

Nhiều nghiên cứu và báo cáo đã đưa ra đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường và BĐKH đã và đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, có tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh môi trường thế giới.

Trước tình hình này, việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường, ứng phó BĐKH đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ từ chính sách, đến hành động của các cấp uỷ, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức tôn giáo và sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp.

Những năm qua, Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp cùng hành động BVMT. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội các cấp với lực lượng đông đảo, nhiệt tình như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... đã tích cực xây dựng và duy trì các phong trào BVMT có hiệu quả, tạo thói quen, nếp sống vệ sinh sạch sẽ, giúp người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn môi trường ở từng khu dân cư.

Trong thực hiện phối hợp BVMT những năm qua, kết quả nổi bật nhất phải kể đến chương trình lồng ghép nhiệm vụ BVMT vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các huyện, thị xã, TP. Huế tổ chức thực hiện với những nội dung thiết thực, hiệu quả.

Cũng từ đầu năm 2019 đến nay, từ khi có đề án “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”, từ cán bộ, chiến sĩ đến cộng đồng khu dân cư đều tham gia hưởng ứng tích cực các hoạt động, phong trào, như “Tổ dân phố không rác”, “Thôn làng không rác”, “60 phút sạch nhà đẹp ngõ”... Tất cả đang kêu gọi, hình thành tính chủ động của các tầng lớp Nhân dân trong công cuộc BVMT cũng như xây dựng nếp sống đô thị, nông thôn văn minh, sống thân thiện, hài hoà với môi trường.

Từ khi thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Tài nguyên & Môi trường với Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2017 – 2020, việc xây dựng các mô hình điểm về BVMT, ứng phó với BĐKH ngày càng được đẩy mạnh và nhân rộng.

Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm, như: lồng ghép nhiệm vụ BVMT và ứng phó với BĐKH trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; mô hình “Khu dân cư tự quản BVMT” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... Trong đó, Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những điểm sáng trong việc nhân rộng và duy trì nhiều mô hình tại nhiều địa phương, tổ chức xã hội, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng quê từ vùng đầm phá, ven biển đến các xã miền núi xa xôi.

Cũng từ những mô hình trên đã giúp người dân xây dựng thói quen tốt về BVMT cũng như thực hiện trách nhiệm giám sát và tự giám sát thực hiện các quy định BVMT tại cộng đồng dân cư.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.