Thứ Ba, 30/09/2014 09:46

Bất chấp tăng trưởng, 1/10 dân châu Á sống trong cảnh đói nghèo

Khoảng 400 triệu người - 1/10 dân số khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đang sống dưới mức 1,9 USD/ngày - mức chuẩn toàn cầu về tình trạng nghèo đói - bất chấp sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của khu vực, báo cáo mới của Liên Hiệp quốc và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho hay.

1/10 dân số châu Á sống dưới mức 1,9 USD/ngày. Ảnh: AFP

Theo báo cáo, có khoảng 11,7 triệu người bị cưỡng bức lao động trong khu vực vào năm 2012 - cao nhất trên thế giới, trong khi gần 1 tỷ người làm việc với mức lương thấp và không có bảo trợ xã hội.

Báo cáo cũng cho rằng nạn tham nhũng, thiếu bảo vệ quyền con người và sự bất bình đẳng gia tăng đang tạo ra những rào cản mang tính hệ thống cho khu vực này trong việc xây dựng một tương lai toàn diện và thịnh vượng. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu cũng làm tăng thêm sự bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với 9 trong số 15 quốc gia được xếp vào danh sách dễ bị tổn thương nhất trước các hiểm hoạ tự nhiên.

QUẾ MINH (Lược dịch từ Reuters & Yonhap)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...

Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19
Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ đặt ra một thách thức vô cùng nguy hiểm đối với châu Á, do mật độ dân số và chi tiêu chăm sóc sức khỏe của khu vực thấp hơn so với phần còn lại của thế giới phát triển.