Thứ Hai, 18/11/2019 21:20

Bế mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi

Sau ba ngày diễn ra với rất nhiều hoạt động, sự kiện sôi nổi tại huyện Nam Đông, “Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc miền núi” lần thứ XIV năm 2022 do Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp với UBND huyện Nam Đông tổ chức chính thức khép lại bằng lễ bế mạc vào tối 18/5.

Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc và đặc trưng văn hóa đồng bào các dân tộc miền núiTrưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộcĐặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng caoNgày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” diễn ra trong 3 ngày

Các đội nghệ thuật trình diễn tại ngày hội

Dù thời tiết diễn ra không thuận lợi nhưng theo ban tổ chức các hoạt động của Ngày hội đã được tổ chức thành công, công chúng nhiệt tình hưởng ứng.

Một trong những hoạt động trung tâm của Ngày hội là Liên hoan nghệ thuật quần chúng, với gần 300 diễn viên, 9 đội nghệ thuật quần chúng đã đem đến cho Ngày hội 48 tiết mục hay, được dàn dựng công phu, phong phú về thể loại. 

Bên cạnh đó, nằm trong chương trình Ngày hội còn có hội thi thể dục thể thao đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt với sự tham gia của 150 vận động viên, tranh tài ở các môn bóng đá, bóng chuyền, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co. Ngoài ra, các đơn vị đã tích cực tham gia hội thi ẩm thực, hoạt động trưng bày, triển lãm. Điểm nhấn của Ngày hội năm nay chính là tái hiện lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu huyện Nam Đông. Thông qua lễ hội giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của Nam Đông đến với du khách gần xa.

Tin, ảnh: N. Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

VNPT tổ chức Ngày hội không dùng tiền mặt
VNPT tổ chức Ngày hội không dùng tiền mặt

Hưởng ứng kế hoạch 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 về việc Triển khai chương trình Chuyển đổi số đến năm 2025, ngày 18/2, VNPT Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Ngày hội Không dùng tiền mặt, chương trình diễn ra đến 21h cùng ngày.

Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Không như học sinh người Kinh, trước khi đến trường đa số trẻ dân tộc thiểu số (DTTS) chưa thể sử dụng được tiếng Việt. Vì vậy, việc giao tiếp thông thường với giáo viên của các em luôn gặp khó khăn. Việc vận động phụ huynh cho học sinh đến lớp vốn đã khó, để duy trì việc trẻ đi học chuyên cần lại càng khó hơn.