Thứ Bảy, 30/01/2016 14:26

Béo phì ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững

Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, cứ 5 người dân trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có 2 người mắc chứng thừa cân, béo phì.

Số lượng trẻ em ở Đông Nam Á mắc béo phì ngày càng tăngLondon cấm quảng cáo thực phẩm "rác" để chống béo phìBáo động tình trạng gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em châu Á-Thái Bình DươngHơn 57% trẻ em Mỹ có nguy cơ béo phì trước 35 tuổiNguy cơ nhịp tim không đều tăng theo cân nặng và độ tuổi

Béo phì tác động lớn đến đà tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ảnh: Science Daily

Với tình hình này, năng suất lao động sẽ giảm mạnh, các chi phí dùng để khám, chữa bệnh có thể làm suy yếu đà tăng trường kinh tế, đồng thời làm chậm tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đến năm 2030, đặc biệt là vấn đề sức khỏe.

Các bằng chứng cho thấy, chi phí chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân mắc chứng béo phì cao gấp nhiều lần so với những chủng bệnh dễ mắc phải. Theo đánh giá chung, ước tính béo phì chiếm 0,7% đến 2,8% tổng chi phí y tế của một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Cùng lúc, chỉ số biểu thị tác động của béo phì đến đối với nền kinh tế ở 10 nước châu Âu cũng đạt mức 0,09% đến 0,61% GDP.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, vừa qua Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vừa xuất bản một đầu sách có tên “giàu có nhưng không lành mạnh”, trong đó bao gồm chuỗi các nghiên cứu chuyên sâu về tác động của thừa cân, béo phì đối với kinh tế và đề ra những chính sách khuyến nghị phù hợp để giải quyết tình trạng này. Với đầu sách này, ADB hy vọng chính quyền các nước có thể tìm ra gốc rễ của béo phì, thừa cân, từ đó triển khai hành động, tạo nên bước ngoặt định hướng đất nước phát triển bền vững trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.