Thứ Bảy, 22/08/2020 22:27

Bí thư Huyện ủy Phú Vang kiểm tra rừng ngập mặn tại xã Phú Diên

Chiều 22/2, ông Trần Gia Công, TUV, Bí thư Huyện ủy Phú Vang kiểm tra rừng ngập mặn tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Doi Chỏi - xã Phú Diên.

Lợi ích kép từ rừng ngập mặnBàn giao hơn 35 ha rừng trồng ngập mặn cho xã Quảng LợiSắc màu Rú CháLợi ích “kép” từ rừng dừa ngập mặnThu hàng chục tỷ đồng từ rừng ngập mặn

Bí thư Huyện ủy Phú Vang kiểm tra rừng ngập mặn tại xã Phú Diên

Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Doi Chỏi có diện tích toàn bộ mặt nước tự nhiên trong đầm phá thuộc địa giới hành chính xã Phú Diên gồm 2 vùng: vùng lõi bảo vệ có diện tích 30,4 ha (trước đây là khu bảo vệ thủy sản Doi Chỏi) đã được thành lập theo Quyết định số 1763/QĐ-UBND, ngày 22/9/2010 của UBND tỉnh và vùng khai thác, sử dụng chung có diện tích 632,6 ha (trước đây là vùng đã được UBND huyện Phú Vang giao quyền khai thác thủy sản vùng đầm phá cho Chi hội nghề cá Thanh Mỹ - Phú Diên, xã Phú Diên theo Quyết định số 218/QĐ-UBND, ngày 10/01/2013).

Năm 2018, dự án đầu tư phát triển rừng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (dự án SPRCC) thực hiện trồng rừng ngập mặn tại khu vực này với diện tích 30 ha cây bần chua với tổng kinh phí hơn 7 tỷ đồng.

Đến nay, sau 6 năm trồng và bảo vệ, cây đã phát triển xanh tốt với tỷ lệ sống trên 95%.

Năm 2022, dự án hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (dự án FMCR) do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư tiến hành trồng thêm 15 ha cây bần chua ngập mặn với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng; đến nay sau hơn 1 năm trồng, cây đang sinh trưởng và phát triển tốt, thích nghi với môi trường nước.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Phú Diên đang hình thành hệ sinh thái rừng ngập mặn bước đầu với diện tích hơn 45 ha, đây là cơ sở để xã Phú Diên nói riêng, huyện Phú Vang nói chung có định hướng phát triển du lịch gắn liền với thiên nhiên, hướng đến loại hình du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại.

Bí thư Huyện ủy Phú Vang yêu cầu chính quyền địa phương cần tiếp tục chăm sóc, bảo vệ, mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức nghiên cứu để hình thành phát triển du lịch sinh thái, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng đất ven biển sở hữu hệ động thực vật phong phú, kết hợp với du lịch biển và di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tháp Chăm Phú Diên; tiếp tục tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn để tăng cường bảo vệ nơi cư trú, tập trung sinh sản, bãi giống, bãi đẻ thủy sản và tổ chức khai thác, sử dụng chung bền vững nguồn lợi thủy sản, góp phần phát triển sinh kế bền vững.

Dịp này, Bí thư Huyện ủy đã kiểm tra dự án cải tạo Âu thuyền tại thôn Kế Thượng Thanh (khu vực Thanh Mỹ) có diện tích hơn 1,5 ha với tổng số vốn đầu tư hơn 2 tỷ đồng do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng khu vực huyện làm chủ đầu tư từ nguồn giảm nghèo bền vững.

Tin, ảnh: QUỲNH ANH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở
Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở

Tại buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Trung tâm) chiều 20/2, ông Dương Thanh Bình, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị này.

Nhờ biển
Nhờ biển

“Ở thôn 6 có chị Nguyễn Thị Thau giỏi lắm. Xuất phát điểm cực khổ, nhưng từ tay trắng, chị Thau tảo tần buôn bán hải sản, nay làm được nhà tiền tỷ, nuôi các con ăn học nên người”. Đó là “tấm tắc” của nhiều người dân xã Vinh Thanh (Phú Vang).

Những chuyến biển đầu năm
Những chuyến biển đầu năm

Chính quyền các cấp và ngư dân Phú Vang quyết tâm nâng cao hiệu quả đánh bắt, khai thác biển, góp phần phát triển kinh tế địa phương.