Thứ Năm, 17/09/2015 11:42

Biến đổi khí hậu có thể làm giảm hơn một nửa động vật hoang dã vào năm 2100

Hơn một nửa động vật hoang dã ở các khu vực đa dạng sinh học nhất trên thế giới có thể sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này nếu không có những nỗ lực chống lại sự biến đổi khí hậu, một nghiên cứu mới dự đoán.

Chuyển đổi cơ cấy cây trồng thích ứng biến đổi khí hậuMỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hánLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóng

Một phần rừng nhiệt đới Amazon.

Theo kết quả của một nghiên cứu mới do Quỹ Động vật hoang dã thế giới, Đại học East Anglia và Đại học James Cook tiến hành, khoảng 60% cây trồng và 50% động vật hoang dã có thể bị biến mất khỏi hàng chục điểm nóng trên toàn cầu, bao gồm lưu vực Amazon và Madagascar vào năm 2100.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Climate Change cũng cho biết, ít nước uống hơn, do sự nóng lên toàn cầu, có thể dẫn đến căng thẳng nguy hiểm giữa động vật và con người; bên cạnh đó mực nước biển đang tăng lên có thể đẩy các loài từ vào sâu trong nội địa.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của biến đổi khí hậu đối với gần 80.000 loài thực vật và động vật ở 35 khu vực tự nhiên - nơi được xem là ngôi nhà của những hệ sinh thái và có môi trường sống đặc biệt nhất hành tinh.

Khảo sát ba kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau: tăng nhiệt độ toàn cầu lên 2 độ C, ngưỡng này được đặt ra trong Hiệp định khí hậu Paris, tăng 3.2 độ C, như dự đoán cho cuối thế kỷ, và tăng 4.5 độ C theo kết quả dự báo nếu lượng khí thải carbon tiếp tục tăng không kiểm soát.

Kết quả cho thấy nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 4.5 độ C sẽ gây ra tác động tàn phá vô cùng lớn đối với thực vật và động vật, đó là Amazon có nguy cơ mất 69% loài thực vật và nếu nhiệt độ tăng 3.2 độ C, 50% các loài động vật ở Amazon sẽ bị mất đi.

Giáo sư Rachel Warren, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Nếu sự ấm lên toàn cầu bị giới hạn ở mức 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, sự mất mát này có thể giảm xuống còn 25%, nhưng kìm chế sự nóng lên trong khoảng 1.5 độ C, chúng ta có thể bảo vệ động vật hoang dã hơn nhiều hơn nữa"

Ngọc Hà (dịch từ PressTV)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.