Thứ Ba, 26/07/2016 10:03

Biến đổi khí hậu là “mối đe doạ cấp số nhân” đối với hòa bình

Khi biến đổi khí hậu ngày càng được các nhà khoa học, đại diện chính trị và xã hội dân sự trên thế giới công nhận là một mối đe dọa theo cấp số nhân, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc hôm qua (25/1) đã tổ chức một cuộc thảo luận về những tác động cụ thể của nó đối với hòa bình và an ninh, và tập trung vào những cách thức cụ thể để làm giảm tác động của sự nóng lên toàn cầu.

Chống biến đổi khí hậu có thể làm tăng việc làm, giảm bất bình đẳngLHQ kêu gọi tăng tốc các nỗ lực để đạt SDGsGiải quyết sự biến đổi khí hậu là chìa khóa cho hòa bình ở châu Phi

Đất đai khô cằn, động vật thiếu nước uống ở Somali do thiếu mưa. Ảnh: UN

Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình Rosemary DiCarlo cho biết, mối quan hệ giữa rủi ro và xung đột liên quan đến khí hậu rất phức tạp và thường giao thoa với các yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế và nhân khẩu học.

“Những rủi ro liên quan đến thảm họa do ảnh hưởng của khí hậu không còn xa lạ, chúng đã trở thành hiện thực đối với hàng triệu người trên toàn cầu, và chúng sẽ không biến mất”, bà nhấn mạnh.

Cuộc họp diễn ra gần hai tháng sau khi 197 bên tham gia Công ước biến đổi khí hậu của LHQ đã đồng ý một cách cụ thể để tiến hành Thỏa thuận Paris 2015 - nhằm kiềm chế sự ấm lên toàn cầu dưới 1,5 độ C từ thời kỳ tiền công nghiệp. Với vai trò rất quan trọng, cuộc họp thu hút sự tham gia của hơn 70 quốc gia thành viên và bao gồm các tuyên bố từ hàng chục Bộ trưởng các nước, bao gồm Kuwait, Bỉ, Indonesia, Đức và Ba Lan…

Bắt kịp với thử thách

Sau khi trích dẫn nhiều cách khác nhau trong đó các cơ quan chính trị của LHQ ở khu vực hoặc quốc gia, đã tích cực tìm cách giải quyết các rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu, bà DiCarlo nhấn mạnh về sự cần thiết phải tập trung vào ba lĩnh vực chính:

- Phát triển năng lực phân tích tốt hơn với các khung đánh giá rủi ro tích hợp.

- Thu thập cơ sở bằng chứng mạnh mẽ hơn để thực hiện tốt việc phòng ngừa và quản lý rủi ro khí hậu có thể được nhân rộng trong lĩnh vực này.

- Xây dựng và củng cố quan hệ đối tác để tận dụng các năng lực hiện có trong và ngoài hệ thống của LHQ.

Bà DiCarlo cho rằng, điều quan trọng nhất đối với tất cả chúng ta, là cần thừa nhận rằng lời nói phải đi đôi với hành động. Các quân đội và doanh nghiệp lớn từ lâu đã nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị cho các rủi ro liên quan đến khí hậu, đánh giá đúng sự thay đổi khí hậu như một mối đe doạ cấp số nhân.

“Chúng ta không thể tụt lại phía sau. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ, với ý thức cấp bách và cam kết đưa người dân, đặc biệt là những người thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất, làm trung tâm những nỗ lực của mình”, bà nói.

Quản trị viên của Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) Achim Steiner cũng lưu ý rằng biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến bầu khí quyển mà còn ảnh hưởng đến sinh quyển, và thế giới đang không theo kịp thách thức. Do đó, ông kêu gọi Hội đồng Bảo an công nhận khoa học và các bằng chứng thực nghiệm, tận dụng mọi biện pháp có thể làm chậm sự nóng lên toàn cầu và đầu tư vào thích ứng khí hậu và giảm thiểu rủi ro cho hàng triệu người đang chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Ông Steiner đã trích dẫn một số trong hàng trăm dự án do UNDP thực hiện ở khoảng 140 quốc gia, bao gồm hệ thống quản lý nước ở Maldives, xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương để tạo điều kiện thuận lợi và kế hoạch hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương ở Caribbean.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.