Thứ Tư, 30/03/2016 10:45

Biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với Thái Bình Dương

Tổng thư ký Liên Hiệp quốc António Guterres khẳng định trong số những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, khu vực các đảo trong khu vực Thái Bình Dương là trọng tâm hướng đến của Liên Hiệp quốc.

G7 nỗ lực cải thiện bất bình đẳng giới do biến đổi khí hậuXung đột, biến đổi khí hậu đe dọa tiếp cận lương thực ở 39 quốc giaLào đối mặt với thách thức an ninh lương thực sau hàng loạt thiên taiWHO: Biến đổi khí hậu gây ra các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọngAustralia cam kết đạt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải

Ảnh minh họa: Devdiscourse

Diễn ra tại trụ sở LHQ vào ngày 3-6/9, cuộc họp một lần nữa tái khẳng định nội dung của tuyên bố Boe rằng: “Biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sinh kế, an ninh và thịnh vượng của người dân Thái Bình Dương”.

Ông António Guterres cho biết, với Hội nghị lần thứ 24 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP24) dự kiến diễn ra vào tháng 11 và Hội nghị Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 9/2019, thế giới cần khẩn trương đẩy mạnh hành động, bổ sung vấn đề biến đổi khí hậu là ưu tiên tuyệt đối.

Ngoài những yêu cầu trên, vị tổng thư ký cũng khuyến khích hành động của các quốc gia để chấp dứt bất bình đẳng giới ở Thái Bình Dương, tăng cường vai trò của phụ nữ trong chính trị và kinh tế, tăng cường quyền của phụ nữ, cũng như tiếp tục nỗ lực mở rộng cơ hội phát triển cho thanh thiếu niên trong khu vực.

Được biết, tuyên bố Boe là bản tuyên bố mở rộng khái niệm về an ninh của PIF bao gồm: an ninh con người, hỗ trợ nhân đạo, ưu tiên về bảo vệ môi trường và hợp tác khu vực trong tiến trình cải thiện khả năng phục hồi, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.