Thứ Hai, 17/08/2020 18:00

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).

Mong muốn hợp tác, chia sẻ với Viện Viễn Đông Bác cổ PhápNgưỡng vọng từ lễ hội xuânTuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người HuếBảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản đối mặt nhiều khó khăn“Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”

Làm việc với đoàn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; đại diện lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan. 

Nhiều kết quả nổi bật

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình báo cáo đến đoàn công tác về các mặt văn hóa, du lịch, giáo dục, đào tạo của tỉnh 

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh, những năm qua, tỉnh rất quan tâm, chú trọng thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực GD, ĐT, VH, DL.

Trong lĩnh vực GD, ĐT, mạng lưới trường lớp cơ bản được quy hoạch vừa phù hợp với hệ thống GD quốc dân, vừa đáp ứng với quy mô và nhu cầu học tập của mọi người dân. Duy trì kết quả tốt: Hoàn thành phổ cập GD tiểu học mức độ 3; duy trì phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia tăng từ 62,2% lên 69,7%; tỷ lệ đầu tư cho GD là 20% trong tổng ngân sách tỉnh.

“Để đẩy mạnh, thu hút nguồn lực xã hội hóa GD, cần có cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý hơn để thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng GD và khắc phục thiếu hụt nguồn nhân lực ngành này. Có cơ chế đặc thù cho việc xây dựng và phát hành chương trình, tài liệu GD địa phương để thuận lợi trong tổ chức thực hiện”- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh.

Du lịch của tỉnh có nhiều khởi sắc sau đại dịch COVID-19

Trên lĩnh vực VH, tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng, sản phẩm VH hướng đến phát triển công nghiệp VH, phát huy những tiềm năng và giá trị VH Việt Nam, VH Huế. Đáng chú ý là hình thành hệ thống trục không gian VH đường Lê Lợi phục vụ nhu cầu hưởng thụ VH của công chúng, tạo điểm đến hấp dẫn cho du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Luật Di sản VH, tỉnh tập trung thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản VH gắn với việc thực hiện Luật Di sản VH. Trong 20 năm, tỉnh đã đầu tư tu bổ tôn tạo với tổng số vốn hơn 3.700 tỷ đồng cho hơn 100 công trình, di tích lịch sử VH.

Về DL, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho hay, lĩnh vực DL của tỉnh phục hồi tích cực và phát triển khởi sắc kể từ cuối quý I-2022. Nhiều sản phẩm dịch vụ DL mới được tổ chức đã góp phần tạo không khí sôi động, tươi mới thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Huế. Công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết phát triển DL được quan tâm, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số. Tỉnh tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển DL; đôn đốc, hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án DL có quy mô lớn.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho rằng, Chính phủ cần có chính sách thống nhất trên toàn quốc cho văn hóa, phân cấp rõ trong Luật Chính quyền địa phương, để các địa phương xem đó là “kim chỉ nam” phát triển, gìn giữ, bảo tồn văn hóa. Đề nghị Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Di sản VH để khắc phục sự chồng chéo, vướng mắc trong vấn đề khoanh vùng bảo vệ đối với các di sản VH thế giới tại Việt Nam. Đồng thời bổ sung nội dung khuyến khích hồi cố cổ vật; xã hội hóa bảo tồn và phát huy giá trị di tích; quan tâm ban hành các cơ chế, chính sách đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực VH; có cơ chế phù hợp cho việc huy động nguồn xã hội hóa trong sưu tầm cổ vật.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại buổi làm việc 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban VH, GD của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đồng bộ chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực GD, ĐT, VH, DL, cùng những kết quả đạt được.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban VH, GD, việc triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông là rất khó khăn, nhiều vướng mắc trong thực tiễn; đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo ngành GD triển khai hiệu quả. “Với vai trò là một trong những trung tâm GD lớn, chất lượng của cả nước, bên cạnh việc tổ chức thực hiện chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, Thừa Thiên Huế có sứ mệnh đi tiên phong trong việc đề ra những cách làm tốt, mô hình hay để các địa phương học tập kinh nghiệm”, Chủ nhiệm Ủy ban VH, GD Nguyễn Đắc Vinh chia sẻ.

Nhận định Huế đã thực hiện thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Trung ương về phát triển VH thông qua các chương trình, kế hoạch với những biện pháp cụ thể, rõ ràng, Chủ nhiệm Ủy ban VH, GD lưu ý, tỉnh bám sát nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị VH toàn quốc vừa qua; kiên trì theo đuổi các mục tiêu phát triển văn hóa Huế, con người Huế. Đồng thời cho rằng, tỉnh có tiềm năng lớn để đẩy mạnh phát triển công nghiệp VH. Qua đó, biến những giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tặng quà lưu niệm đến ông Nguyễn Đắc Vinh 

Theo Chủ nhiệm Ủy ban VH, GD Nguyễn Đắc Vinh, Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật trong việc xác định DL ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời đề nghị tỉnh tiếp tục đầu tư hạ tầng DL, tuyên truyền quảng bá, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đẩy mạnh phát triển DL, trở thành điểm đến hàng đầu trong nước và khu vực. Đề nghị tỉnh tiếp tục rà soát, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất làm cơ sở để Đoàn khảo sát tổng hợp, báo cáo Quốc hội.

Qua đó, nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD, ĐT; xây dựng và phát huy giá trị VH, sức mạnh con người Việt Nam; phát triển các ngành công nghiệp VH, đưa ngành DL trở thành ngành mũi nhọn...

Bài, ảnh: THÁI BÌNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.