Thứ Sáu, 13/06/2014 13:52

Bill Gates và tỷ phú thế giới đầu tư 1 tỷ USD vào năng lượng sạch

Nhà đồng sáng lập hãng công nghệ Microsoft Bill Gates và một nhóm các Giám đốc điều hành cao cấp trên thế giới đang đầu tư 1 tỷ USD vào một nguồn quỹ, nhằm thúc đẩy công nghệ năng lượng sạch và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Động thái được đưa ra 1 năm sau khi thỏa thuận khí hậu Paris được phê chuẩn.

Chi phí tạo ra điện từ năng lượng mặt trời sẽ giảm 59% vào năm 2025Singapore, Mỹ ký tuyên bố chung về hợp tác năng lượng sạchMỹ, Hàn Quốc hội đàm về an ninh năng lượngGần 170 quốc gia ký thỏa thuận khí hậu tại New YorkÚc đầu tư 1 tỷ AUD thành lập Quỹ Năng lượng sạch

Nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates. Ảnh: Reuters

Theo Reuters ngày 13/12, ông Gates cùng các doanh nhân tỷ phú như người đứng đầu Facebook Inc Mark Zuckerberg, Chủ tịch tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba Group Holding Ltd Jack Ma và Chủ tịch tập đoàn Amazon.com Jeff Bezos vừa ra mắt quỹ "Breakthrough Energy Ventures".

Nguồn quỹ nhằm tìm cách tăng nguồn tài chính cho các nghiên cứu năng lượng mới, đồng thời cắt giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu, hướng đến việc đáp ứng các mục tiêu đã được đưa ra trong thỏa thuận Paris, theo một tuyên bố của nhóm các nhà đầu tư thuộc Liên minh Năng lượng Đột phá.

Đây cũng là cột mốc đánh dấu hoạt động đầu tư lớn đầu tiên của liên minh này kể từ khi được thành lập vào tháng 12/2015, trong việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và triển khai các công nghệ năng lượng sạch.

"Chúng ta cần nguồn năng lượng có giá cả phải chăng, đáng tin cậy mà lại không phát thải khí nhà kính để phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng trong tương lai. Nhằm làm được điều đó, chúng ta cần một mô hình khác biệt để đầu tư vào những ý tưởng tốt và đưa chúng từ các phòng thí nghiệm ra thị trường", nhà đồng sáng lập Microsoft nói với tạp chí điện tử Quartz.

Hồi năm ngoái, ông Gates cũng giúp khởi động một liên doanh tập trung vào hoạt động đầu tư công nghệ sạch mới, có nhiều rủi ro và thường phải đối mặt với nhiều rào cản trong nỗ lực thương mại hóa.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.