Thứ Bảy, 17/08/2019 13:15

Bình thường mới, nhưng đừng bình thường quá

Dịch bệnh đang bùng phát mạnh, số ca nhiễm trong cộng đồng không ngừng tăng, nhưng đa số người dân nhờ được tiêm vắc-xin 2-3 mũi nên khi mắc COVID-19 các biểu hiện cũng bị nhẹ, không quá lo ngại. Nhưng cũng chính vì thế, nhiều người lại thiếu ý thức, khi biết mình nhiễm bệnh mà vẫn ngang nhiên tung tăng và vô tư “truyền bệnh” cho người khác.

Hương Thủy: Đẩy mạnh thích ứng trong giai đoạn bình thường mớiCuộc sống đã bình thường!

 Đa số người dân vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch (ảnh minh họa). 

Cách đây không lâu ở xóm tôi có trường hợp F1 (cứng) được gắn biển cách ly tại nhà (khi dịch đang căng thẳng, F1 vẫn phải cách ly nghiêm ngặt) vẫn đi chợ đều đặn mỗi ngày, khiến tổ trưởng dân phố phải đến tận cổng để nhắc nhở. Nhưng cũng may sao trường hợp F1 đó không bị nhiễm bệnh, chứ không thì không biết bao nhiêu người mắc vạ vì sự thiếu ý thức đó. Mới đây, xóm tôi lại có F0 tự cách ly tại nhà. Việc F0 xung quanh mình là điều không có gì lạ nữa. Đáng nói là ông hàng xóm mắc COVID-19 được cơ quan cho nghỉ làm, tự cách ly ở nhà nhưng vẫn đều đặn đi uống cà phê, ăn sáng vào mỗi buổi sáng.

Những trường hợp tôi kể trên đều là những cán bộ, công chức, không phải họ không biết hậu quả của việc nhiễm bệnh. Có lẽ họ ỷ mình trẻ, khỏe mạnh, đã được tiêm đủ ba liều vắc-xin thì COVID-19 không “làm khó” được mà không nghĩ cho những người khác. Những người lớn tuổi, có bệnh nền mà vô tình “va" phải những người vô ý thức như họ thì không biết hậu quả ra sao.

Hiện nay, COVID-19 đã xâm nhập tràn lan ở các vùng quê, nên việc nhà này bị, nhà kia bị cũng là quá bình thường. Nhưng có một hiện tượng đáng lo ngại, đó là người mắc bệnh nhưng không khai báo, bởi sợ chính quyền dán biển đỏ, những người khác trong nhà không được tự do đi lại. Hay người có triệu chứng thì test nhanh, còn người chung nhà thì không chịu test, bởi lỡ test ra COVID-19 phải ở nhà, không được đi đây đi đó.

Thiết nghĩ, việc dán biển đỏ, theo dõi y tế của người bị nhiễm bệnh là điều cần thiết. Việc được giám sát y tế sẽ tốt hơn việc chúng ta tự ý điều trị COVID-19, ra hiệu thuốc mua đại những liều thuốc cảm sốt.

Mới đây trên mạng xã hội đang chia sẻ một clip về một phụ nữ trẻ nhiễm COVID-19 đang phải thở oxy và bất lực giơ cánh tay về phía đứa con bé bỏng của mình khiến ai cũng phải xót xa. Điều đó cho thấy, ranh giới giữa không triệu chứng và triệu chứng hay triệu chứng nhẹ và nặng là rất mong manh, không có gì chắc chắn đảm bảo cả. Rồi chưa kể đến những biến chứng, những hậu quả sau khi mắc COVID-19 vẫn chưa thể nào lường trước.

Rồi chúng ta cũng đã và đang chấp nhận và dần sống chung với COVID-19 trong điều kiện bình thường mới. Nhưng cũng không vì thế mà xem nhẹ hậu quả của COVID-19. Việc luôn thực hiện các “K”, tự bảo vệ bản thân và gia đình, những người xung quanh là rất cần thiết. Chẳng ai muốn mình mắc bệnh, nhưng khi đã biết mình nhiễm bệnh mà vẫn “vô tư” đi lại truyền bệnh cho người khác thì thực sự đáng bị lên án. Bởi người lớn, những người khỏe mạnh được tiêm chủng đầy đủ sẽ không đáng lo ngại nữa, nhưng những đứa trẻ chưa được tiêm, những người lớn có bệnh nền họ không đáng để trở thành “nạn nhân” của những người vô ý thức, xem nhẹ dịch bệnh.

Bài, ảnh: Vy Vy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.