Thứ Năm, 21/09/2017 16:12

Bộ Công Thương khẳng định không tăng giá điện trong năm 2020

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, 2 tháng đầu năm, tình hình tiêu thụ điện ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm trước và Bộ sẽ không điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện trong năm nay.

Đeo khẩu trang tại các nơi công cộng: Tăng cường kiểm soát, vận động người dânĐiều động thượng tá Nguyễn Viết Hoàng giữ chức vụ Trưởng Công an TP. HuếKhông tăng giá điện trong 6 tháng đầu năm 2020Người cán bộ thân thuộc của dân bản

Bộ Công Thương khẳng định không tăng giá điện trong năm 2020

Phát biểu tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Công Thương mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, tính đến hết ngày 19/3, sản lượng điện tiêu thụ bình quân của cả nước chỉ đạt khoảng 623 triệu kWh/ngày, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đầu năm xây dựng là 690,7 triệu kWh/ngày.

Kết quả việc theo dõi tình hình tăng trưởng của các phụ tải điện tính đến giữa tháng 3 cho thấy, sản lượng điện sinh hoạt tăng cao nhất trong 5 phụ tải điện, trong khi đó sản lượng điện phục vụ cho sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ có sự suy giảm mạnh, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực cho biết sẽ theo dõi sát tình hình tiêu thụ điện thực tế trong thời gian tới để vận hành hệ thống điện một cách hợp lý, có được chi phí vận hành kinh tế nhất.

 “Bộ Công Thương đã có chỉ đạo đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong năm nay không điều chỉnh tăng giá điện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng cũng như Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo EVN kiểm tra các đơn vị điện lực và các tổng công ty điện lực thực hiện nghiêm việc áp giá bán lẻ điện cho các đối tượng theo đúng quy định”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Trong đó, Bộ sẽ tập trung xem xét việc áp giá bán điện phục vụ cho các khách hàng nằm trong chuỗi quá trình sản xuất và lưu thông hàng nông sản để phục vụ cho việc giải quyết hàng nông sản, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới phía Bắc được hưởng chính sách giá điện theo đúng quy định của Nhà nước. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đôn đốc chỉ đạo các đơn vị điện lực, các sở công thương để kiểm tra giám sát công việc áp giá điện cho các đối tượng nhà trọ được hưởng giá điện do nhà nước quy định.

Hiện Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cũng đang cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp trong vận hành các hồ thủy điện nhằm góp phần sử dụng nước có hiệu quả nhất cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt gắn với phát điện.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống là rất lớn nên ngay từ đầu năm Bộ đã dự báo khả năng sẽ căng thẳng về nguồn điện từ năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực công nghiệp, thương mại đã chậm lại, nhu cầu điện có giảm đi nên tình hình căng thẳng điện chưa diễn ra. Tuy nhiên, về lâu dài, tình hình khó khăn về điện là rõ ràng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, cùng với việc yêu cầu EVN đảm bảo cung ứng đủ điện trong sản xuất và đời sống trong trước mắt, Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng tiến độ các công trình điện. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu xem xét các giải pháp các nhà đầu tư đưa ra để giảm thiểu được các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 tới việc đầu tư xây dựng các dự án nhằm đáp ứng nhu cầu lâu dài về năng lượng.

Theo baotintuc.vn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháng đầu năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USD
Tháng đầu năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USD

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2023 so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước đều giảm. Tuy cả xuất nhập khẩu đều giảm, nhưng nhập khẩu giảm mạnh hơn nên cán cân thương mại đã thặng dư trong tháng đầu năm, ước tính lên tới 3,6 tỷ USD, một con số khá cao; trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 4,64 tỷ USD.

Từ 1 1 2023, quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP sẽ áp dụng một số điểm mới
Từ 1/1/2023, quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP sẽ áp dụng một số điểm mới

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 32/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18/2/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Thông tư số 32/2022/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2023.