Thứ Bảy, 23/06/2018 15:43

Bộ luật Lao động 2019: Tiệm cận các tiêu chuẩn lao động trong thời kỳ hội nhập

Nhiều sửa đổi, bổ sung mới trong Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2021 đang được người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) và những cơ quan, đơn vị thực thi luật quan tâm. Đáng chú ý, bộ luật ra đời bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ, NSDLĐ và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đổi mới đào tạo nghề trong thời kỳ 4.0Đổi mới để phát triển, thích ứng trong thời kỳ hội nhậpViệc không thiếu, chỉ sợ yếu nghề

Nhiều điểm mới tại Bộ luật được quy định linh hoạt, hài hoà về hợp đồng lao động, tiền lương, giờ làm việc, nghỉ việc... đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đổi mới để tăng hiệu suất lao động

 Theo điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động toàn tỉnh có khoảng 602.300 người (chiếm hơn 53,3% dân số). Trong đó, lực lượng lao động trong độ tuổi gần 508.300 người; lao động nhóm tuổi 15-34 là 199.051 người. Tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ lần lượt là 27,12%; 31,84% và 41,04%. So với các năm trước, tỷ lệ này có sự dịch chuyển cơ cấu lao động giữa các ngành nghề theo xu thế hiện tại, phù hợp với từng địa phương.

Tính riêng khối doanh nghiệp (DN), trên địa bàn tỉnh có 3.569 DN đang hoạt động với tổng số lao động là 96.094 người. Trong đó, DN Nhà nước và DN có vốn nhà nước lớn hơn 50% là 116 DN (chiếm 3,25%);  DN tư nhân và công ty có vốn Nhà nước nhỏ hơn 50% là 2.881 DN (chiếm 80,72%); DN có 100% vốn nước ngoài và liên doanh với nước ngoài là 54 DN (chiếm 1,51%).

Theo phân tích của ngành LĐTB&XH, kỷ luật lao động của NLĐ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn NLĐ hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. NLĐ chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc...

Trước những bất cập và tồn tại này, nhất là trong xu hướng dịch chuyển lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc ban hành Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan sẽ đem lại những lợi ích thiết thực, phù hợp với NLĐ cũng như NSDLĐ trong tình hình mới, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị phổ biến Bộ luật Lao động 2019 cho các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, DN trên địa bàn tỉnh, ông Ngô Hoàng, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ LĐTB&XH cho rằng, Bộ luật Lao động 2019 có 3 sửa đổi lớn: mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với cả NLĐ có quan hệ lao động (QHLĐ) và NLĐ không có QHLĐ, ở cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức; phù hợp hơn với các nguyên tắc của kinh tế thị trường: Nhà nước đưa ra những bảo vệ tối thiểu và trao quyền tự chủ cho các bên thông qua thương lượng và thỏa thuận; bảo đảm phù hợp, tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhất là các tiêu chuẩn lao động cơ bản.

Thiết thân với người lao động

Ông Đặng Hữu Phúc, TUV, Giám đốc Sở LĐTB&XH đánh giá, qua triển khai phổ biến, tuyên truyền thực hiện Bộ luật Lao động năm 2012 đến nay, đại đa số NLĐ, NSDLĐ được biết những nội dung cơ bản của Bộ luật Lao động. Nhận thức của NLĐ và NSDLĐ được nâng lên đáng kể, giúp NLĐ bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời giúp NLĐ hiểu được trách nhiệm trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với NLĐ theo quy định của pháp luật.

Nhiều DN thực hiện tốt hợp đồng lao động, phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng, thương lượng, ký kết các thỏa ước lao động tập thể. Tiền lương, thu nhập của NLĐ trong các DN về cơ bản đã được cải thiện và từng bước nâng cao qua các năm. Công tác quản lý Nhà nước về lao động đã được thực hiện nề nếp. Quan hệ lao động tại các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh ổn định và tiến bộ.

Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đồng thời phù hợp với Hiến pháp năm 2013, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật như: Luật Việc làm 2013, Luật BHXH 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Luật Trẻ em 2016, Luật Doanh nghiệp 2014... và đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ đầu năm 2021 sẽ tác động không nhỏ đến NLĐ và NSDLĐ thông qua nhiều điểm được chỉnh sửa, bổ sung mới.

Đơn cử, quy định về hợp đồng lao động (HĐLĐ) tăng cường sự linh hoạt trong việc giao kết, thực hiện, chấm dứt HĐLĐ; tôn trọng các nguyên tắc của hợp đồng trong kinh tế thị trường. Về tiền lương cũng tăng cường tính linh hoạt, tự chủ của các bên trong quan hệ lao động về tiền lương thông qua đối thoại, thương lượng. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo đảm và tạo điều kiện để NLĐ nữ thực hiện quyền của mình, hạn chế tối đa các quy định cấm. Điểm mới trong Bộ luật Lao động 2019 mà đa phần NLĐ rất quan tâm đó là quy định tăng tuổi nghỉ hưu tính từ thời điểm ngày 1/1/2021 đối với nam từ 60 lên 62 tuổi vào năm 2028; nữ từ 55 lên 60 tuổi vào năm 2035. Theo lộ trình chậm, lao động nam tăng mỗi năm 3 tháng và nữ tăng mỗi năm 4 tháng.

Trong bối cảnh tình hình thị trường lao động đầy biến động, tình trạng mất việc làm, thiếu việc làm ổn định vẫn còn, nên song song với việc tập trung tuyên truyền, phổ biến thực thi Bộ luật mới, ngành lao động đẩy mạnh thực hiện pháp luật lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, cải thiện điều kiện lao động. Cùng với đó, Sở LĐTB&XH kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường kiểm tra, nắm bắt và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động nhằm giảm thiểu các vụ đình công của NLĐ, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.

Chú Tuệ cắt cỏ
Chú Tuệ cắt cỏ

Nghề cắt cỏ không lạ cũng chẳng phổ biến, nhưng đã giúp chú Hoàng Hữu Tuệ (sinh năm 1968, ở Kim Long - Huế) có thêm thu nhập.

Còn hơn 200 000 lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội
Còn hơn 200.000 lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội

Tổng Liên đoàn Lao động kiến nghị có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), không được hưởng các chế độ, cả lương hưu.