Chủ Nhật, 10/05/2020 14:13

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Không để xảy ra “bán thầu” cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông vận tải vừa ra thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Cao tốc Bắc-Nam chia làm 25 gói thầu, cao nhất gần 8.000 tỷ đồngNhà thầu cao tốc Bắc-Nam thi công ì ạch sẽ bị chấm dứt hợp đồngTăng cường giám sát tiến độ cao tốc Bắc Nam

Bộ Giao thông vận tải vừa hoàn tất phê duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu xây lắp thuộc 12 dự án thành phần, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao sự cố gắng của các đơn vị trong công tác khảo sát, thiết kế dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021-2025). Đến nay, hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã hoàn thành trên 70%. Cục Quản lý đầu tư xây dựng đã hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật trên 40%.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các Ban quản lý dự án tiếp tục tập trung tổ chức thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với 12 gói thầu (dự kiến khởi công) trước ngày 15/11/2022 để đề nghị Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán trước khi ký hợp đồng xây lắp; đồng thời, chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục tiếp theo để triển khai thi công vào cuối năm 2022.

“Các chủ đầu tư/Ban quản lý dự án cũng phải phối hợp chặt chẽ với địa phương trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cử cán bộ thường trực theo dõi tại địa phương, bảo đảm bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu trước ngày 20/11/2022; trong đó, ưu tiên các đoạn tuyến có điều kiện thuận lợi, có khả năng hoàn thành sớm công tác giải phóng mặt bằng và phù hợp với các gói thầu dự kiến khởi công”, thông báo nêu.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng đặc biệt lưu ý và yêu cầu chủ đầu tư/Ban quản lý dự án kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu để chọn được nhà thầu mạnh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu.

“Giám đốc các Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng nếu để xảy ra tình trạng bán thầu và các vấn đề tiêu cực trong lựa chọn nhà thầu”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Đánh giá tình hình triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, Bộ trưởng cho rằng, sau khi phát động phong trào thi đua “120 ngày đêm”, tiến độ thi công trên công trường của 4 dự án thành phần: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Xác định từ nay đến cuối năm 2022 khối lượng công việc còn lại rất lớn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thành các hạng mục trên tuyến chính của dự án Cam Lộ - La Sơn trong tháng 11/2022, hoàn thành các hạng mục còn lại và các thủ tục để khánh thành đưa vào khai thác trong tháng 12/2022.

Ban Quản lý dự án Thăng Long và Ban Quản lý dự án 7 kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công bảo đảm thông xe kỹ thuật các dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây trước ngày 31/12/2022.

“Các Ban quản lý dự án cũng phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương để sớm hoàn thành công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ thi công dự án; tập trung chỉ đạo các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, tài chính… tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu.

Đồng thời, phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ theo cam kết, xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm về chất lượng, tiến độ đúng quy định hợp đồng và xem xét không cho tham gia các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2”, thông báo nêu rõ.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.