Thứ Sáu, 28/02/2020 15:07

Bộ Y tế: Rà soát, chấn chỉnh việc quản lý điều trị người bệnh COVID-19

Trước việc số ca mắc mới bệnh COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị rà soát, chấn chỉnh và tăng cường thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh.

Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19: Người dân vẫn chủ quanTrung Quốc tái áp đặt hạn chế ở nhiều nơi để chống dịch COVID-1935% bệnh nhân COVID-19 nặng, tử vong chưa tiêm vaccine, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường điều trịPhát động tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch COVID-19Khoảng 20% bệnh nhân nặng, người cao tuổi điều trị hồi sức chưa tiêm vaccine COVID-19

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giám đốc bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng y tế các bộ, ngành về việc rà soát, chấn chỉnh và tăng cường thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh COVID-19.

Rà soát kế hoạch thu dung, điều trị

Ngày 30/8, trên toàn quốc có 3.241 ca COVID-19 mới, tăng hơn 800 ca so với ngày trước đó. Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca mắc COVID-19 tăng trung bình khoảng 700 đến hơn 800 ca mới/ ngày.

Phó giáo sư Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin trong thời gian gần đây, số ca mắc mới bệnh COVID-19, số ca phải nhập viện, số ca nặng đang có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của virus với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc.

Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang ghi nhận ở Việt Nam gồm: BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1.

Bộ Y tế đánh giá từ đầu tháng 8 đến nay số ca mắc mới đang có xu hướng tăng dần với các biến thể phụ mới của chủng Omicron. Cùng với đó, số ca nặng, nguy kịch cũng gia tăng và xuất hiện các ca tử vong do COVID-19.

Qua đánh giá của Tiểu ban điều trị, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế, để nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng, hạn chế tối đa tử vong và bảo vệ các đối tượng nguy cơ trong các cơ sở khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc bộ, Thủ trưởng Y tế các bộ, ngành rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai một số giải pháp.

Các địa phương và đơn vị y tế cần rà soát kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, đơn vị, có kế hoạch phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh COVID-19 để thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ; chỉ huy tại chỗ; phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ); bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID- 19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời hạn chế tử vong.

Trong công tác điều trị, cần tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện.

Tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật…

Bộ Y tế yêu cầu đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các bệnh viện cần thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc COVID-19, tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng (khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19).

Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện hiện nay và gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

Tăng cường tiêm chủng cho các nhóm nguy cơ cao

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, qua đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong, có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19. Do đó, Bộ Y tế đề nghị tăng cường rà soát và triển khai truyền thông và tiêm vaccine cho người dân, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, người có bệnh nền, trẻ em...)

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, hiện nay tại một số địa phương, việc tiêm vaccine chưa bảo đảm yêu cầu, tiến độ tiêm chủng còn chậm, nhất là tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi còn thấp.

“Bài học kinh nghiệm qua hơn 2 năm phòng chống dịch và cho đến nay Tổ chức Y tế giới, các quốc gia vẫn tiếp tục khẳng định tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là vũ khí chiến lược, là biện pháp phòng dịch hữu hiệu nhất, kể cả đối với các biến chủng mới. Trên thế giới, nhiều nước đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho người dân, hơn 80 quốc gia đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và một số quốc gia đã tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi,” bà Hương nhấn mạnh.

Do đó, Bộ Y tế kêu gọi các địa phương tăng cường truyền thông, nêu rõ lợi ích của tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đối với những người có nguy cơ cao, đặc biệt là trẻ em.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.408.952 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 114.980 ca nhiễm). Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 được điều trị khỏi là 10.170.271 ca.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM