Thứ Bảy, 19/10/2019 19:16

Búp bê Nhật Bản kể chuyện văn hoá trên đất Huế

Triển lãm búp bê Nhật Bản với chủ đề “NINGYŌ: Nghệ thuật và vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản” đưa đến cho người xem rất nhiều điều thú vị không chỉ qua những con búp bê được trưng bày, mà đằng sau đó là những câu chuyện văn hoá thú vị về xứ sở “Mặt trời mọc”.

Ngắm búp bê truyền thống Nhật BảnHợp tác đào tạo chuyên gia lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

Không gian trưng bày búp bê 

Triển lãm do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức vừa mở cửa đón người xem chiều 19/4 tại không gian Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị (17 Lê Lợi, TP. Huế). Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ cùng đông đảo quan khách, người yêu văn hoá.

Với 67 búp bê, triển lãm trưng bày và chia thành 4 phần: “Búp bê dùng để cầu nguyện cho trẻ em khôn lớn, “Búp bê với vai trò tác phẩm nghệ thuật”, “Búp bê với vai trò nghệ thuật dân gian,” và “Truyền bá văn hóa búp bê”.  

Búp bê truyền thống từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của văn hoá Nhật Bản và không thể thiếu trong đời sống người dân xứ sở Phù Tang từ thời cổ đại. Với người Nhật, búp bê không đơn thuần chỉ để trang trí mà là người bạn tâm tình, đại diện cho cảm xúc của chủ nhân. Vì thế, đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản mang rất nhiều sắc thái và cử chỉ, thể hiện sự tài tình, khéo léo tinh tế trong việc chế tác, được vun đắp bởi tình yêu sâu sắc, có thể nói là nét đặc trưng của văn hoá Nhật Bản.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 4/5.

Cùng ngắm những con búp bê tuyệt đẹp tại triển lãm được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ tham quan không gian triển lãm

Một loại búp bê cỡ lớn được trưng bày ở triển lãm, đây là búp bê chuyên được sử dụng ở nhà hát múa rối Nhật Bản

Một búp bê đại diện cho thanh niên, sống ở trên núi vào khoảng năm 794-1185

Góc trưng bày các búp bê được chế tác bằng gỗ 

Thông qua mỗi con búp bê, người xem sẽ hiểu thêm về văn hoá Nhật Bản

Được chế tác điêu luyện, các loại búp bê đưa mang đến cho người xem nhiều cảm xúc khác nhau 

Đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản mang rất nhiều sắc thái và cử chỉ, thể hiện sự tài tình, khéo léo tinh tế 

N. Minh (Thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.

Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc
Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc

Không chỉ am hiểu những món ăn truyền thống của người đồng bào mình, ông Hồ Nhật Tân (SN 1958, người đồng bào Tà Ôi, ngụ xã A Ngo, huyện A Lưới) còn có khả năng học ngôn ngữ của dân tộc khác rất nhanh...