Thứ Sáu, 26/06/2015 05:46

Cá “đặc sản”

Các loại cá “đặc sản” được người dân lựa chọn đưa vào nuôi nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết cổ truyền.

Cá lồng “vượt” lũTiến đến quy hoạch lại vùng nuôiCải tiến lồng bè nuôi cá: Hướng đi mới

Người dân Lộc Bình kiểm tra cá nuôi vụ tết

Dù ảnh hưởng các đợt lũ vừa qua, song cá nuôi của hộ ông Nguyễn Cát ở thôn Tân Bình cũng như nhiều người dân ở Lộc Bình (Phú Lộc) không bị thiệt hại. Cá vẩu, cá dìa, chim trắng, chẽm... là đối tượng được người dân chú trọng nuôi phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày tết.

Ông Nguyễn Cát chia sẻ: “Trước đây mới tham gia mô hình thí điểm nuôi cá vẩu và một số loại cá mới, tui rất lo ngại, không biết hiệu quả ra sao vì đối tượng nuôi rất mới. Được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cộng thêm tự tìm tòi, học hỏi nên chỉ sau 6 tháng nuôi có thể cho thu hoạch. Môi trường nước tại địa bàn khá ổn định, thuận lợi cho các loài cá nên ít dịch bệnh, tỷ lệ sống khá cao. Nuôi một lồng cá vẩu khoảng 200 con, chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng, thu lãi gấp rưỡi, gấp đôi.

Lộc Bình có nhiều lợi thế nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó cá nước lợ, ngọt là đối tượng chính. Từ một số mô hình thí điểm ban đầu, đến nay toàn xã có hàng trăm lồng cá các loại, chủ yếu là cá vẩu, cá dìa, kình, hồng, mú, chẽm… Vụ cá nuôi phục vụ nhu cầu tết sắp đến, nhiều hộ nuôi từ 2-3 lồng cá các loại. Vụ cá tết thường tiêu thụ mạnh, lại bán được giá nên ngươi dân có nguồn thu nhập khá.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, thời điểm này, người dân các địa phương đang tích cực chăm sóc các loại cá để kịp thời phục vụ ngày tết. Ngoài một số loại cá nước ngọt như lóc, trắm cỏ, mè, chép… thì các loại cá nước lợ có giá trị kinh tế cao được người dân quan tâm đưa vào để nuôi. Nguồn giống các loại cá chủ yếu mua từ Trại giống Thủy sản Vân Nam ở xã Phú Thuận và một số tỉnh phía Nam.

Cùng với cá vẩu, các mô hình nuôi cá dìa, cá hồng mỹ, cá đối mục, cá mú, lươn đồng, chạch bùn… mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người dân chú trọng nuôi để phục vụ nhu cầu tiêu thụ ngày tết. Theo người dân, so với các loại cá thông thường, việc nuôi cá “đặc sản” không khó. Nhờ chất lượng thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, các loại cá “đặc sản” nói trên được người dân tiêu thụ mạnh. Giá thị trường hiện nay, mỗi ký cá “đặc sản” dao động từ 150-200 ngàn đồng.

“Người nuôi phải ý thức, thường xuyên tìm hiểu thị trường, liên kết với các nhà hàng, khách sạn, các lái buôn, đại lý thu mua thủy sản để hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Mở rộng quy mô sản xuất, cộng với thị trường tiêu thụ ổn định sẽ là cơ hội lớn cho người dân làm giàu từ mô hình nuôi cá đặc sản”, ông Nguyễn Minh Đức, Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT nhận định.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng cho rằng, trước yêu cầu đời sống ngày càng cao, không có con đường nào khác là phải đầu tư nghiên cứu, sản xuất các loại cá “đặc sản”, chất lượng để cung ứng nhu cầu tiêu thụ, nhất là trong dịp tết. Mấy năm gần đây, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu sản xuất thành công nhiều giống thủy sản nhân tạo, có giá trị kinh tế. Ban đầu, chủ yếu là các loại cá ong, dìa, rô phi đầu vuông, bây giờ hàng loạt mô hình nuôi cá mú, cá hồng, cá vẩu, cá hồng mỹ, chim trắng… lần lượt ra đời, mở ra hướng đi mới, nhiều triển vọng cho người dân.

Ông Lê Đức Tấn, cán bộ kỹ thuật của Trại giống Thủy sản Vân Nam, xã Phú Thuận (Phú Vang) thông tin, được thành lập cách đây vài năm, đến nay trại giống cơ bản sản xuất, ương nuôi nhiều loại giống thủy sản có giá trị kinh tế như cá chẽm, mú, hồng mỹ, đối, nâu, dìa... Trong khi tôm chân trắng phần lớn phải mua ở các tỉnh phía Nam thì các loại cá tại trại giống cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Mỗi năm, trại giống sản xuất khoảng 20 triệu con cá giống các loại, đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu thả nuôi trên địa bàn tỉnh.

Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT, ông Nguyễn Minh Đức nhận định, qua các vụ nuôi cho thấy, các loại cá “đặc sản” rất thích hợp với nguồn nước, môi trường vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai nên đạt năng suất, hiệu quả kinh tế. Mặc dù bước đầu thành công các mô hình nuôi cá “đặc sản”, song người dân còn thiếu mạnh dạn đầu tư quy mô lớn nên sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa, xuất bán ở các tỉnh khác chưa nhiều. Trong khi, hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai-Lăng Cô rộng lớn, có nhiều lợi thế phát triển NTTS.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.