Thứ Năm, 30/04/2020 14:16

Cả nước ghi nhận 281.189 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 110 ca tử vong

Các chuyên gia dự báo trong thời gian tới số mắc và tử vong do sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do cao điểm mùa dịch hàng năm là từ tháng 11 đến tháng 12.

Tháng 11-12 sẽ là đỉnh điểm của sốt xuất huyết, cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịchChung tay phòng, chống dịch sốt xuất huyếtNhiều dịch bệnh diễn biến phức tạp

Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết. (Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN)

Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 281.189 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 110 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (số trường hợp mắc là 56.240 và 21 ca tử vong) số mắc tăng 4,8 lần, số tử vong tăng 89 trường hợp.

So với tuần trước đó, số ca mắc mới sốt xuất huyết tăng lên thêm hơn 10.000 ca, số tử vong tăng 2 ca.

Đáng lưu ý, tại phía Nam, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều địa phương khác trong khu vực đã ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết ở mức cao; một số tỉnh, thành của khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong ở mức cao.

Tại phía Bắc, Hà Nội là địa phương có số mắc tăng cao, theo đó số tử vong cũng tăng lên.

Các chuyên gia dự báo trong thời gian tới số mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do cao điểm mùa dịch hàng năm diễn ra từ tháng 11 đến tháng 12.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, sốt xuất huyết được xếp vào 10 thách thức y tế toàn cầu. Có 40% dân số trên thế giới sống trong vùng nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết Dengue, tỉ lệ mỗi lúc mỗi tăng.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.

2. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...

3. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.

4. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; Không tự ý điều trị tại nhà.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.